Khách hàng phát bực nếu website của bạn gặp phải những vấn đề này
Một trong những chức năng của website là thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng tỷ lệ người mua hàng của bạn, vậy tại sao vẫn có vô vàn website mà người dùng phải “than trời” về nó? Trải nghiệm kém sẽ khiến người dùng không muốn quay trở lại, tỷ lệ chuyển đổi thấp, vị trí tệ hại trên trang kết quả tìm kiếm, và hẳn nhiên danh tiếng công ty bạn cũng bị đẩy lùi theo.
Một trong những chức năng của website là thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng tỷ lệ người mua hàng của bạn, vậy tại sao vẫn có vô vàn website mà người dùng phải “than trời” về nó? Trải nghiệm kém sẽ khiến người dùng không muốn quay trở lại, tỷ lệ chuyển đổi thấp, vị trí tệ hại trên trang kết quả tìm kiếm, và hẳn nhiên danh tiếng công ty bạn cũng bị đẩy lùi theo.
Dựa trên trải nghiệm thực tế người dùng, những chia sẻ dưới đây là những lưu ý đáng giá bạn cần tham khảo khi xây dựng website của mình.
Tốc độ tải trang quá chậm
Tốc độ tải trang quá chậm là một trong những nguyên nhân khiến người dùng phát bực. Một nghiên cứu cho thấy 47% người dùng mong muốn tốc độ tải trang lí tưởng trong vòng 2 giây hoặc ít hơn, 40% người dùng sẽ từ bỏ trang web mất hơn 3 giây để tải. Thậm chí chậm 1 giây thôi có thể khiến mức độ hài lòng của khách hàng giảm xuống 16%.
Thời gian tải chậm khiến khách hàng mất kiên nhẫn, ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và nhận thức thương hiệu – đặc biệt đối với người dùng di động (những người này có thể đang sử dụng kết nối Internet chậm). Nghiên cứu của Ericsson cho thấy thời gian tải càng lâu thì người dùng càng có xu hướng đổ lỗi cho nhà cung cấp nội dung hơn là nhà cung cấp dịch vụ di động của họ.
Nếu bạn muốn giữ chân người dùng thì điều đầu tiên phải làm đó chính là tối ưu hóa thời gian tải trang. Thời gian tải trang có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước hình ảnh, code, video, và các yếu tố khác. Và hiện nay yếu tố tốc độ tải tải trang cũng là một trong những yếu tố để Google đánh giá thứ hạng website của bạn.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Tốc độ tải trang ảnh hưởng như thế nào tới thứ hạng website trên Google Search?
Không hỗ trợ hiển thị trên thiết bị di động
Khi lướt web trên di động, đã bao giờ bạn phải kéo từ bên này sang bên kia để đọc hết chữ và xem hết hình ảnh chưa? Hay phải zoom mãi để có thể nhìn thấy những dòng chữ và nút bấm quá nhỏ? Đó quả thật là trải nghiệm không mấy vui vẻ cho người dùng trên những website không được hỗ trợ trên thiết bị di động.
Google mới cập nhật thuật toán cho di động gây bất lợi cho các trang web không thân thiện với di động và tuyên bố sẽ đánh tụt hạng tìm kiếm các trang này. Bạn không muốn trang web của mình mất đi đơn hàng như thế chứ?
Xem thêm: Nâng cấp website ngay nếu không có tính năng hỗ trợ hiển thị trên di động
Quá ít điều hướng
Khi ai đó vào trang của bạn, họ có thể làm gì? đi tới đâu? bước tiếp theo nên là gì? Nghe có vẻ vô lí, nhưng nghiên cứu của Small Business Trends cho thấy 80% website của các doanh nghiệp B2B nhỏ thiếu nút kêu gọi hành động (số liệu năm 2013). Điều đáng nói là không phải họ mất đơn hàng do không có kêu gọi hành động, họ bỏ lỡ khách hàng đơn giản vì họ không chỉ cho người xem phải đi đâu, phải click tiếp vào cái gì.
Việc sử dụng tiêu đề rõ ràng, nội dung dễ hiểu, và một lời kêu gọi hành động trực diện hướng dẫn người xem nên làm gì tiếp theo – từ nhấn nút theo dõi blog, thử nghiệm miễn phí, xem một video, hay bất kì điều gì khác sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn bạn nghĩ.
Quá nhiều quảng cáo pop-up
Quá nhiều pop-up dẫn đến gián đoạn trải nghiệm, gây khó chịu cho người xem. Có nhiều cách mà bạn có thể cho chạy popup tùy vào trang khách hàng truy cập mà không làm cho họ cảm thấy phiền hà. Ví dụ: Hàng loạt bài test đã cho thấy popup thực sự hiệu quả, dù chúng phiền toái, mất lịch sự nhưng hơn hết chúng vẫn hiệu quả. Trong một bài test, một website chỉ có được 10 tới 15 subcriber một ngày bất chấp việc có 44 000 unique visitor mỗi ngày. Sau khi triển khai popup với mức delay 60 giây, website này bắt đầu có được 100 – 150 email đăng ký mới mỗi ngày.
- Các bài đăng trên blog : Bạn có thể thiết kế các cửa sổ bật lên từ một nội dung cụ thể cung cấp cho khách truy cập cơ hội được chuyển hướng đến một bài đăng blog có liên quan. Với những nội dung khác nhau sẽ đặt những popup bài viết liên quan khác nhau để đẩy khách hàng truy cập đến thông tin bổ sung, đẩy họ đến mục tiêu chuyển đổi của bạn.
- Trang sản phẩm : Nếu khách truy cập ở lại trên trang sản phẩm, hãy cho họ cơ hội để đọc các bài đánh giá hoặc các mẩu thông tin liên quan đến sản phẩm mà họ xem bằng các popup. Có thể đưa nội dung trả lời các câu hỏi thường gặp - nếu bạn trả lời trúng những câu hỏi mà khách hàng thắc mắc trước khi bán, bạn sẽ tăng đáng kể cơ hội chuyển đổi khách truy cập đó.
- Trang giỏ hàng : Mặc dù bạn có thể giới thiệu phiếu mua hàng đặc biệt hoặc mã giảm giá để cố giữ khách truy cập trong giỏ hàng của bạn, bạn cũng có thể đề nghị đưa họ đến các trang cụ thể trong trang web của bạn chẳng hạn như trang đánh giá hoặc chứng thực của những khách hàng trước.
Chứa quá nhiều nội dung đa phương tiện tự động chạy
Nếu một đang ai đó đang tận hưởng cái mà họ nghĩ là sẽ im lặng, và rồi bị đập vào tai là bài hát bạn cài sẵn, hay cuộc nói chuyện trong video mà họ không hề ấn “phát” – và tệ hơn là không thể tìm được nút “dừng”. Bạn nghĩ họ sẽ làm gì tiếp theo?
Một số người sẽ tìm cách tắt âm máy tính, nhưng ấn một nút “thoát” hoặc “quay lại” sẽ dễ hơn việc tìm nút tắt tiếng, bạn biết đấy! Dù Facebook hay Twitter bây giờ đều cho tự động phát video xuất hiện trên News Feed, nhưng hãy lưu ý rằng họ luôn cho tắt tiếng cho đến khi người dùng tự chọn bật âm thanh cho video đó.
Hãy lịch sự với người dùng bằng cách đừng bắt họ phải xem và nghe những nội dung đa phương tiện của bạn. Tốt nhất là cho họ quyền lựa chọn bật nó hoặc không, hay ít nhất hãy tắt tiếng cho họ trước.
Hình ảnh động gây mất tập trung
Chắc hẳn bạn đã biết đến “nguyên tắc 3 giây” khi người dùng truy cập vào 1 trang web để nhìn qua nội dung, quyết định sẽ ở lại hay thoát ra. Ảnh động, flash hoặc những hình trang trí của bạn nhìn có vẻ tuyệt đấy, nhưng khi nó khiến người dùng hoa mắt, khó chịu thì sẽ làm giảm đi trọng tâm của người dùng trong 3 giây quan trọng đó. Hãy sử dụng những ảnh động đơn giản, bắt mắt và không quá rối.
Toàn hình ảnh lấy trên mạng
Thực sự thì những website của các doanh nghiệp nước ta không được chau chuốt nhiều về phần hình ảnh, tuy nhiên điều này không bắt buộc bạn phải chuẩn bị những hình ảnh thật đẹp, thật chuyên nghiệp. Nó có thế là những hình ảnh được cắt ghép lại, thể hiện cái tâm của người làm website. Nếu tốt hơn nếu bạn dùng hình ảnh thật chụp khách hàng của bạn, nhân viên, công ty, sản phẩm … của chính bạn. Còn nếu không còn sự lựa chọn nào khác, ít nhất hãy dành thời gian lựa chọn hình ảnh cẩn thận để khách hàng không cảm thấy “nhạt nhẽo”.
Tiêu đề và nội dung hoàn toàn khác nhau
Ai cũng biết tầm quan trọng của việc có một tiêu đề hấp dẫn cho bài viết. Nó là yếu tố quyết định người xem có click vào đọc bài của bạn hay không. Nhưng nếu tiêu đề hoàn toàn chỉ là “lừa dối” so với nội dung bạn nói đến, khách hàng sẽ thất vọng và hậu quả là không muốn quay lại trang nữa.
Nếu bạn đang dùng cách “giật tít”, hãy chắc chắn nội dung trong đó cũng hấp dẫn như tiêu đề. Và đặc biệt, đừng lạc đề, hãy giải quyết vấn đề mà bạn đã đặt ra ở dòng đầu này.
Nếu website của bạn gặp phải những vấn đề trên hãy truy cập đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp Zozo, Zozo chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp, web bán hàng với đội ngũ hỗ trợ bạn thường xuyên, website của bạn sẽ không còn mắc phải những vấn đề đó. Tham khảo bảng giá thiết kế website và dùng thử website 15 ngày miễn phí ngay nhé.
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn