Vận hành website thường xuyên nếu muốn có lợi nhuận bền vững

Người đăng: Admin 1,447

Ở đây có bao nhiêu doanh nghiệp, chủ shop bán hàng thường xuyên kiểm tra hệ thống website của mình và chắc chắn rằng nó hoạt động trơn tru? Thậm trí có thường xuyên kiểm tra nhưng bạn có chắc chắn nó hoạt động tốt 100%. Nếu bạn không có đội ngũ hỗ trợ trọng việc vận hành website thì hãy nghe tôi, kiểm tra mỗi tháng một lần, tìm kiếm những vấn đề chưa tốt để khắc phục chúng.

Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng tạo website không đem lại cho họ hiệu quả gì, đây là thực trạng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cũng giống như sản phẩm, sản xuất ra mà không quảng bá, tối ưu cho nó thì làm sao có ai biết đến nó được. Nhất là đối với những website bán hàng, tỷ lệ khách hàng lập xong rồi bỏ đó, không chăm chút cho nội dung, tối ưu website là chuyện xảy ra thường xuyên và thông thường sau một năm thường sẽ bỏ trang web đó đi luôn. Vậy làm thế nào để vận hành website hiệu quả, hay nói cách khác là thu được lợi nhuận từ web, không cách nào khác ngoài việc vận hành nó một cách thường xuyên.

Ở đây có bao nhiêu doanh nghiệp, chủ shop bán hàng thường xuyên kiểm tra hệ thống website của mình và chắc chắn rằng nó hoạt động trơn tru? Thậm trí có thường xuyên kiểm tra nhưng bạn có chắc chắn nó hoạt động tốt 100%. Nếu bạn không có đội ngũ hỗ trợ trọng việc vận hành website thì hãy nghe tôi, kiểm tra mỗi tháng một lần, tìm kiếm những vấn đề chưa tốt để khắc phục chúng. Dưới đây là một vài vấn đề mà chúng ta cần quan tâm khi vận hành web:

1. Duy trì dịch vụ máy chủ tên miền

Tất nhiên để duy trì cần có một máy chủ trên Internet để lưu trữ trang web, giống như các dịch vụ thuê bao khác (điện thoại di động ...), các chi phí của tên miền và máy chủ trong năm đầu tiên thường tính chung trong chi phí thiết kế website.

2. Cập nhật nội dung website thường xuyên

Một website muốn thu hút người dùng phải thường xuyên cập nhật nội dung mới, tin tức mới, đó chính là lý do  để người dùng quay lại website của bạn. Với website bán hàng có thể cập nhật lại thông tin về giá cả, sản phẩm, tình trạng còn hàng hay hết hàng, tin tức về các chương trình khuyến mãi, tặng quà, những bài viết trên blog... còn với website doanh nghiệp có thể là những tin tức về doanh nghiệp,...Không cần biết bạn cập nhật những loại thông tin gì, hãy đảm bảo rằng nó thường xuyên được làm mới hàng tuần, thể hiện sự quan tâm của bạn tới hình ảnh thương hiệu trên Internet.

3. Quảng bá tiếp thị website

Cũng giống như sản phẩm, khi khách hàng chưa biết đến nhiều hãy cố gắng quảng bá, tiếp thị nhiều hơn. Có nhiều cách như: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng bá trên Social Media, Quảng cáo Google Adwords, thuê các công ty dịch vụ,... Tùy thuộc vào từng mục tiêu, từng doanh nghiệp mà đưa ra những hình thức quảng bá khác nhau.

4. Thống kê lưu lượng truy cập thường xuyên

Một trang web của bạn cần được kiểm tra số liệu truy cập hàng ngày để đưa ra kết luận về tính hiệu quả của nó, bạn nên cân nhắc giữa việc đo lường các chỉ số miễn phí thông qua Google Analytics và phân tích trả tiền từ các công ty cung cấp dịch vụ này. Với cách thứ hai bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về website của bạn. Tuy nhiên nếu bạn có đội ngũ nhân sự quản trị website thì sử dụng Google Analytics là được rồi.

Những thông tin mà bạn cần biết:

  • Lượng người truy cập vào website của bạn là bao nhiêu, số trang mỗi phiên, thời gian của mỗi phiên là bao nhiêu: Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng thể về web
  • Khách hàng tìm thấy website của bạn như thế nào?, họ truy cập thông qua nguồn nào, những nguồn nào  đem lại nhiều lượt truy cập cho website? Người dùng truy cập vào trang web từ những tên miền nào, lượng truy cập từ Social Media là bao nhiêu, hay click trực tiếp vào những bài viết nào từ công cụ tìm kiếm,...
  • Khách hàng thường vào trang nào nhiều nhất thông qua số lượt views bài viết, hay mục tổng quan hành vi trong Google Analytics,...Khi đã có kết quả, hãy cố gắng tối ưu bài đó tốt nhất để tăng lượng người truy câp hơn.
  • Khách hàng thoát ra ở trang nào? Tìm hiểu nguyên nhân, ví dụ: tỷ lệ khách hàng thoát từ trang đặt hàng nhiều nhất nhưng thường không mua gì có thể phương thức thanh toán của bạn có vấn đề, bạn phải xem xét lại ngay, có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
  • Khách hàng dành bao nhiêu thời gian vào trang web của bạn, thời gian dành cho từng trang là bao nhiêu? Từ đây có thể xác định mức độ hấp dẫn thu hút khách hàng của nội dung có trong website.
  • Nơi sống, sở thích các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, nếu phân tích đưa ra những khách hàng có cùng những đặc điểm giống nhau bạn có thể tối ưu website hướng tới những đối tượng đó nhiều hơn một chút.
  • Nguyên nhân khiến lượt truy cập tăng vọt hay sụt giảm, trường hợp xấu phải điều chỉnh lại, trường hợp có lợi sẽ cố gắng phát huy.
  • Những thuật ngữ từ khóa nào dẫn người dùng đến website của bạn nhiều nhất bạn có thể mua những từ khóa này hay những từ tương tự để tăng lượng người truy cập nhiều hơn.

5. Xử lý yêu cầu của khách hàng

Việc sử lý yếu cầu khách hàng thường xuyên là cần thiết, phản hồi khách hàng nhanh nhất là cách để khách hàng nhận thấy website hoạt động thường xuyên và đây cũng là cách tốt nhất để nhận biết hiệu quả website.

Thông thường, các liên hệ đến từ website được gửi vào email của người có liên quan (quản trị nội dung, bán hàng...) và các phản hồi nên được gửi trực tiếp vào email của người gửi từ những bộ phận khác nhau trong Công ty. Do đó, nên tạo ra và sử dụng thống nhất các mẫu email của Doanh nghiệp để khắc họa hình ảnh thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng.

6. Xây dựng định hướng phát triển web

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có những thay đổi về mặt định hướng thị trường, định hướng thông tin mà doanh nghiệp cần hướng tới. Do đó, để trang web liên tục phát triển và hoạt động hiệu quả, cần phải liên tục xem lại và kiểm tra các định hướng ban đầu nhằm đưa ra các kế hoạch phát triển mới phù hợp với thị trường. Căn cứ để xây dựng định hướng chính là từ các kết quả mà trang web mang lại trong quá trình khai thác và định hướng ban đầu của Công ty, định hướng mới của toàn công ty.

7. Nâng cấp, chỉnh sửa nếu nhận thấy trang web bị lỗi hay lỗi thời

Trong quá trình vận hành chắc chắn sẽ có những lúc website sẽ gặp phải những lỗi mà bạn không thể ngờ đến, hày thường xuyên kiểm tra và khắc phục lỗi ngay. Còn trong trường hợp website được thiết kế quá lâu rồi, có thể có nhiều những yếu tố không được hỗ trợ để phù hợp với yêu cầu hãy xem xét nâng cấp cải thiện website.

Xem thêm: Nâng cấp website ngay nếu không hỗ trợ tính năng hiển thị trên di động

Truy cập công ty thiết kế web uy tín Zozo để tham khảo bảng giá website và dùng thử 15 ngày miến phí website.

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn