Tên thương hiệu, ấn tượng đầu tiên của khách hàng về cửa hàng của bạn

Người đăng: Admin 32,575

Có rất nhiều cách lựa chọn khách nhau khi bạn muốn đặt tên thương hiệu, đặt tên cho cửa hàng, shop hay website. Có người thích đặt tên theo kiểu dễ thương vui nhộn, Có người lại muốn đạt tên theo mệnh, hợp với số tuổi hay phong thủy. Người thì thích tên cửa hàng phải độc, lạ, hay va ý nghĩa...

Có rất nhiều cách lựa chọn khác nhau khi bạn muốn đặt tên thương hiệu, đặt tên cho cửa hàng, shop hay website. Có người thích đặt tên theo kiểu dễ thương vui nhộn. Có người lại muốn đăt tên theo mệnh, hợp với số tuổi hay phong thủy. Người thì thích tên cửa hàng phải độc, lạ, hay và ý nghĩa. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tìm tên thương hiệu đặt cho cửa hàng hay shop online thì bạn có thể tham khảo các cách đặt tên thương hiệu dưới đây.

Đặt tên thương hiệu theo nội dung sản phẩm

Đây là cách đặt tên đơn giản nhất, khi mọi người không có ý tưởng nào đặc biệt thì lựa chọn đặt tên theo cách này. Ưu điểm của phương pháp này là khách hàng luôn biết được cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì?. Có phải là sản phẩm họ cần không? VD: Cửa hàng quần áo, Cửa hàng trang sức, Cửa hàng điện thoại ...Nhưng cách đặt tên này có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt khiến khách hàng không nhớ bạn là ai? Nếu mặt hàng kih doanh của bạn còn mới và ít cạnh tranh thì mới áp dụng được.

Đặt tên cửa hàng theo địa chỉ, địa danh 

Chắc hẳn các bạn đã nghe đến Phở Lý Quốc Sư, Cốm Làng Vòng, Bánh Cuốn Thanh Trì. Đố chính là cách đặt tên theo địa danh rất nhanh mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn theo địa chỉ nếu shop có địa chỉ số nhà đẹp, độc đáo như 99, 222 ...thì đừng ngại mà dùng làm tên luôn.

Đây là một vài chiêu đặt tên theo địa danh dành cho các bạn. Nếu bạn đang kiinh doanh đặc sản địa phương hãy lấy tên của địa chương đặt tên cho cửa hàng. VD: Nhãn lồng Hưng Yên, Bánh đậu xanh Hải Dương, Nem chua Thanh Hóa... Bạn đặt cửa hàng ở đâu thì nên lấy tên tỉnh thành đó làm shop. VD: Bia Hà Nội, Bánh mỳ Sài Gòn. Hoặc lấy tên địa chỉ, địa danh làm nguồn gốc trích dẫn xuất xứ. VD: Xi Măng Công Thanh Thanh Hóa, Gạch Đồng Tâm Long An. Hay dùng tên các quốc gia ghép lại với nhau như: Việt Pháp, Việt Đức, Việt Nhật ...

Đặt tên shop theo đặc điểm của cửa hàng

Nếu cửa hàng của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh hay bản thân bạn có nết đặc biệt không lẫn với ai thì hãy tận dụng lợi thế này. Ví dụ: Lẩu Đức Trọc, Cafe Cây Si hay hiệu Anh Nam Gầy gần gũi và thân thiết khiến khách hàng cảm thấy thích thú khi nghe.

Đặt tên shop theo sự liên tưởng 

Phương pháp đặt tên này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ sản phảm của mình có đặc điểm gì, công dụng gì đới với người mua rồi đặt tên theo sự liên tưởng đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó khách hàng sẽ hiểu được ngụ ý về mặt hàng bạn đang bán là gì? Ví dụ ''Ngọn lửa thần'' là bạn đang bán bếp gas còn ''Ấm áp như lòng mẹ" là biêu hiện cho cửa hàng chăn ga gối đệm.

Đặt tên thương hiệu tạo sự kích thích tò mò 

Thay thế cho những tên thương hiệu thông thường là những tên độc đáo gây kích thích sự hiếu kỳ của khách hàng muốn xem cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì? sản phẩm của bạn có gì hay? Đặc biệt nếu bạn kinh doanh những sản phẩm quen thuộc thì càng phải dùng cách này để kích thích người mua. .Ví dụ: Tofu - Hơn cả tào phớ!

Đặt tên shop theo quy mô cửa hàng

Nếu bạn kinh doanh ngiều mặt hàng cùng chủng loại thì những tiền tố bạn có thể lựa chọn lầ Thế giới, Siêu Thị... nhằm truyền tải tới khách hàng là shop của bạn có đầy đủ thứ họ cần. Ví dụ: Thế Giới Xe Điện, Siêu Thị Nội Thất. Cách đặt tên này chỉ phù hợp với những cửa hiệu lớn, không dành cho những cửa hàng nhỏ vì sẽ sẽ khiến cho khách hàng cảm thất bị lừa và không muốn quay trở lại nữa.

Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân

Không chỉ nhưng cửa hiệu có quy mô nhỏ mà cả những cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này, bạn có thể đặt tên theo chủ shop hay người thân của chủ shop. Ví dụ Lạc Bà Vân, Bún Mắm Cô Ba ...

Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt

Cách này cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, có hai cách đặt tên theo phương pháp này: thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như Vinamilk, Vinataba... và cách thứ hai là viết tắt từ tên các chữ cái đầu tiên như ICP (Internsational Comsumer Preoduct), BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam)...

Đặt tên cửa hàng bằng tính từ

Đây là một trong những cách đặt tên được sử dụng nhiều nhất. Có vài cách đặt tên theo hướng này. Để gợi lên sự may mắn, phát tài như Bất động sản Thịnh Phát, Sim Thành Công ...Hoặc gợi sự tin tưởng như Bảo tín Minh Châu, Bảo hiểm Bảo Việt. Hay gợi khát vọng tương lại như Tiền Phong, Tiên Phong...

Đặt tên thương hiệu theo các từ gợi nhắc

Cách đặt tên này hiệu quả không kém gì các phương pháp trên, có thể kể ra các minh chứng như:

  • Lấy cảm hứng từ các loài hoa: Rèm Hướng Dương, Thời trang Tulip ...
  • Lấy cảm hứng từ các vì sao: Ngôi Sao Phương Nam, Tập đoàn Hoa Sao ...
  • Lấy cảm hứng từ các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Nước tăng lực RedBull ...
  • Theo tên địa danh nổi tiếng: Khách sạn Mường Thanh ...
  • Hoặc cảm hứng từ văn chương: Casanova, Mộng Mơ ....
  • Hay lấy cảm hứng từ các vị thần: Venus, Liberty ...

Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Đặt tên thương hiệu của bạn theo tiếng nước ngoài vừa đảm bảo yếu tố mới không trùng lặp hay nhầm lẫn lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang rất phát triển tại Việt Nam và đây cũng là xu hướng được các bạn trẻ khởi nghiệp ưa chuộng. Bạn có thể đặt tên shop của mình theo phương pháp này kiểu như Adam Store, Eva Shop, Torano ...

Đặt tên thương hiệu là cả một nghệ thuật và nó mang ý nghĩa xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm một cái tên phù hợp cho cửa hàng hay shop online của bạn trước khi bắt đầu kinh doanh ngay cả khi bạn kinh doanh một shop nhỏ.

Xem thêm: 5 tiêu chí thành công ngay cả bạn phải cạnh tranh với thương hiệu lớn

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn