Bán hàng trên Facebook và Website, ở đâu có lợi hơn?
Có thể thấy bán hàng online đang bùng nổ và hiện nay cũng có rất nhiều kênh hỗ trợ hình thức bán hàng này, tiêu biểu có thể kể đến Facebook và Website, vậy ưu nhược điểm của từng kênh này là gì và nên lựa chọn kênh nào để có hiệu quả hơn, các bạn cùng tham khảo nhé.
Mới đây mạng xã hội Facebook đã đón nhận tin vui khi cán mốc 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Đây là một con số khiến cho mọi "ông lớn" trong làng công nghệ đều phải thèm khát, và cũng tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của Facebook trong lĩnh vực mạng xã hội. Hiện Việt Nam có khoảng 64 triệu người tham gia mạng xã hội lớn nhất thế giới mỗi tháng.
Theo trang theo dõi trực tuyến Internet Live Stats vừa qua công bố, số lượng website trên toàn thế giới đã chính thức vượt mốc 1 tỉ và trung bình cứ mỗi giây có một website đăng kí mới được ra đời. Với những trang như Google, hay Youtube trung bình mỗi tháng có hơn 1 tỷ lượt truy cập.
Với những số liệu trên có thể kết luận rằng, thời đại số đang phát triển bùng nổ, tất cả các ngành cũng phải theo đổi mới, cải tiến sao cho phù hợp với khoa học công nghệ hiện nay. Cùng với đó bán hàng online ngày càng được ưa chuộng, theo số liệu từ Internet tính đến T3/2017 doanh thu trung bình của các shop bán hàng online rơi vào khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Có thể thấy bán hàng online đang bùng nổ và hiện nay cũng có rất nhiều kênh hỗ trợ hình thức bán hàng này, tiêu biểu có thể kể đến Facebook và Website, vậy ưu nhược điểm của từng kênh này là gì và nên lựa chọn kênh nào để có hiệu quả hơn, các bạn cùng tham khảo nhé.
Bán hàng trên Facebook
1. Bán hàng bằng Facebook cá nhân
- Ưu điểm mà bạn dễ dàng nhìn thấy khi kinh doanh online ngay trên tài khoản cá nhân của mình:
- Tiếp cận khách hàng MIỄN PHÍ, nhưng cho tương tác cao, có thể thoải mái trò chuyện, inbox, mời mọi người mua hàng vì họ đều nằm trong danh sách bạn bè của bạn.
- Dễ được khách hàng tin tưởng, nhất là các khách mua lẻ. Do vậy, tỷ lệ chốt được đơn hàng sẽ cao hơn.
- Khả năng hiển thị bài viết trên News Feed mọi người cao hơn so với Fanpage
- Bán hàng trên Facebook cá nhân ổn định hơn Fanpage, không lo lắng về thanh toán, tài khoản, chính sách Facebook.
- Nhược điểm:
- Khi thông tin cá nhân không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới mức độ tin cậy của khách hàng đối với mình.
- Việc sử dụng nick giả hay việc sử dụng hình ảnh avatar giả gây ảnh hưởng tới sự nhận biết của khách hàng đối với bản thân mình. Khách sẽ chỉ tới một lần và sẽ không tới lần nữa nếu như việc mua bán không chính đáng.
- Việc đăng những thông tin liên quan tới vấn đề nhạy cảm hoặc bình luận những vấn đề trong cuộc sống trên trang face của mình sẽ ảnh hưởng đến sự nhận thức cũng như những đánh giá trái chiều từ mọi người.
- Không tiếp cận được nhiều khách hàng vì không thể chạy quảng cáo sản phẩm từ trang face cá nhân.
- Độ trôi bài nhanh: việc đăng bài viết lên face cá nhân sẽ hiện lên trang face của 10% những người bạn bè của mình. Không những vậy, bài viết, video từ các quảng cáo, và những fanpage, group được đăng liên tục sẽ làm bài viết cá nhân trôi đi rất nhanh.
2. Bán hàng bằng Facebook Fanpage
- Ưu điểm
- Thông qua quảng cáo được hỗ trợ từ facebook => tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Có thể target khách hàng mục tiêu, thông qua việc phân định khách hàng thấy bài viết và hình ảnh sản phẩm của mình
- Chuyên nghiệp hơn do được quản lí tốt từ hình ảnh đến sản phẩm
- Dễ dàng quản lý, đo lường hiệu quả => thông qua các phân tích đánh giá từ facebook dành riêng cho page của mình.
- Phân tích hành vi khách hàng từ những giao dịch, đánh giá sẽ giúp ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc kinh doanh online sau này.
- Nhược điểm:
- Độ tin tưởng thấp hơn Facebook cá nhân
- Quy định nghiệm ngặt và hay thay đổi do Facebook liên tục cập nhật chức năng mới tiện lợi cho người sử dụng
- Nhiều người sử dụng phần mềm gian lận để đạt mục đích kinh doanh
Bán hàng trên Website
- Ưu điểm:
- Chuyên nghiệp hơn từ đó nâng cao được uy tín của khách hàng:
- Cung cấp chi tiết thông tin về sản phẩm dịch vụ: Một trang website bán hàng được thiết kế thông minh, bố cục rõ ràng với hệ thống các sản phẩm đa dạng, có ghi rõ ràng giá cả, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn với khách hàng mua sắm hơn so với việc mua online trên facebook. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng khi mua hàng trên website hơn.
- Linh hoạt về thời gian và thời gian
- Nhược điểm:
- Độ bảo mật của Internet ở nước ta đang ở mức thấp. Hacker có thể dễ dàng thâm nhập vào hệ thống mạng và gây bất lợi cho hệ thống mua bán hàng trực tuyến, các trang web bán hàng online.
- Sự thiếu tin tưởng của khách hàng về chất lượng sản phẩm: Đây là điều khó khăn mà tất cả các đơn vị, doanh nghiệp hay người bán hàng online trên website đều gặp phải. Các sản phẩm được đăng trên trang web thường có hình ảnh đẹp, mô tả chất lượng tốt nhưng khi sản phẩm đến tay khách hàng thì kém chất lượng hơn. Chính bởi vậy nhiều khách hàng có tâm lí rè rặt khi mua hàng qua website.
- Các hệ thống thanh toán online rất khó sử dụng, các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm, các tiến trình liên quan. Chính vì vậy phương thức thanh toán của khách hàng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Dựa trên những phân tích trên, hy vọng bạn sẽ chọn được kênh phù hợp cho mình. Lưu ý khi quyết định kinh doanh ở đâu bạn cũng cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như sản phẩm, khách hàng, đối thủ,...Và hơn nữa, không phải bạn chỉ được chọn một kênh để bán hàng mà có thể linh hoạt sử dụng nhiều kênh khác nhau. Có thể sử dụng Website kết hợp với Facebook để gia tăng lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng. Chúc bạn kinh doanh thành công.
Tạo website bán hàng là bí quyết giúp kinh doanh thành công. Vậy còn chần chờ gì nữa mà ko lập ngay một website ngay. Bạn chỉ cần lo sản phẩm thôi, website cứ để chúng tôi lo.
Truy cập ngay công ty thiết kế web bán hàng zozo để tham khảo báo giá website ngay hôm nay.
Xem thêm:
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn