7 yếu tố quan trọng trong việc SEO Onpage

Người đăng: Admin 1,915

Onpage là việc bạn tối ưu các yếu tố trên trang web của bạn và đây là cách để làm cho website của bạn thân thiện hơn với google và giúp cho từ khóa của bạn cao hơn trong công cụ tìm kiếm của google. Chính vì thế việc Onpage là yêu cầu bắt buộc mà các SEOER phải làm.

Onpage là việc bạn tối ưu các yếu tố trên trang web của bạn và đây là cách để làm cho website của bạn thân thiện hơn với google và giúp cho từ khóa của bạn cao hơn trong công cụ tìm kiếm của google. Chính vì thế việc Onpage là yêu cầu bắt buộc mà các SEOER phải làm.

1. Tên miền (Domain)

Khi làm SEO nói chung hay SEO Onpage nói riêng thì việc đầu tiên cũng là việc quan trọng nhất là lựa chọn và đăng ký tên miền thân thiện với website giúp cho việc SEO hiệu quả hơn. Bạn cần lưu ý chọn tên miền dễ nhớ, ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp người dùng lưu nó lại trong trí nhớ. Hơn nữa nhiều khi bạn không thể viết tên miền cho khách hàng mà là đọc cho họ qua điện thoại hay cuộc giao tiếp trực tiếp, nếu tên miền không dễ đọc và dễ viết thì người nghe rất dễ viết sai tên miền của bạn. Bên cạnh đó để đem lại hiệu quả cho SEO thì tên miền nên có chứa từ khóa. Các công cụ tìm kiếm và người dùng luôn đánh giá cao những tên miền có chứa từ khóa. Tên miền là một yếu tố quan trọng trong SEO Onpage, là một trong những tiêu chí để công cụ tìm kiếm xếp thứ hạng cho website. Vì vậy các tên miền có chứa từ khóa sẽ được đánh giá cao hơn.

2. Cấu trúc website (Website structure)

Ngày nay đây là một yếu tố xếp hạng website mà Google đang áp dụng cho các thuật toán xếp hạng của mình. Ngoài ra nếu bạn thiết kế website có cấu trúc liên kết tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho người dùng. Có nghĩa là các danh mục và cấu trúc liên kết phải được sắp xếp khoa học, hợp lý và số lượng nhấp chuột (Click) mà người dùng phải bấm để tìm được nội dung của mình là ít nhất. Cho dù website của bạn có 100 hay 1000 bài viết hay sản phẩm hoặc nhiều hơn đi chăng nữa thì việc phân chia chúng vào các danh mục lớn (Category) và các danh mục con (Sub-Category) là điều rất cần thiết. Thêm vào đó là bạn phải xây dựng các thanh Menu và Liên kết để giúp việc điều hướng (Navigation) được tốt hơn.

3. Liên kết nội bộ (Internal Links)

Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Internal Links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền. Một cách nghĩ đơn giản hơn, liên kết nội bộ là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng một trang web. Internal links thường được sử dụng để điều hướng trang web. Internal links là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Vì thế có thể nói tạo internal links có nghĩa là xây dựng một cấu trúc website thân thiện bằng các liên kết nội bộ. Liên kết nội bộ là vô cùng quan trọng, thông qua việc liên kết và thói quen click chuột vào các liên kết này của người dùng Google sẽ biết được trang của bạn đang nói về cái gì. Các bạn hãy cố gắng tạo các liên kết nội bộ trong trang web của mình nhé.

4. Tiêu đề và mô tả (Title and Description)

Nếu website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nội dung của thẻ tiêu đè thường sẽ xuất hiện tại dong đầu tiên của các kết quả. Các từ trong tiêu đề được in đậm nếu chúng xuất hiện trong truy vấn tìm kiếm của nguồi dùng. Điều này có thể giúp người dùng nhận ra những trang liên quan đến tìm kiếm của họ.

Xem thêm: Những loại tiêu đề bài viết hấp dẫn khách hàng nhất hiện nay

Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khách tóm tắt nội dung trang. Trong khi tiếu đề trang có thể là một từ hoặc cụm từ thì thẻ mô tả trang có thể là một hoặc hai câu hoặc một đoạn ngắn. Các thẻ mô tả rất quan trọng vì google có thể sử dụng chúng làm các đoạn trích cho trang của bạn. Google còn có thể sử dungj phần tương ứng của văn bản hiển thị trên trang của bạn nếu nó khớp với truy cập của người dùng. Thêm các thẻ mô tả vào mỗi trang web của bạn luôn là biện pháp tốt trong trường hợp google không thể tìm thấy lựa chọn văn bản tốt để sử dụng trong đoạn trích.

5. Thẻ mô tả H1-H6 (Heading H1-H6)

Nếu bạn biết sử dụng thẻ heading thì bạn sẽ thấy điều tuyệt vời trong quá trình onpage và hầu như các seoer đều hiểu được sức mạnh của thẻ heading trong SEO. Bạn nên sử dụng Heading trong quá trình viết bài làm SEO vì cách đó làm cho website của bạn thân thiện hơn với Google và làm cho người dùng hiểu được điều bạn muốn nói là gì? Tuy nhiên để đúng kích cỡ của thẻ Heading thì bạn nên yêu cầu code chỉnh sửa để cỡ chữ phù hợp hơn với người dùng. Tuy nhiên chúng ta không nên lạn dụng quá nhiều thẻ heading trong làm SEO tại vì nếu bạn lạm dụng nó thì Google sẽ không xác định được nội dung bạn cần nhấn mạnh tại đâu.

6. File robot.txt và Sitemap XML

Robot.txt là file giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bot của các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục một khu vực nào đó trong website của bạn. Hầu hết các website đều có các thư mục và các file đều không muốn robot của công cụ tìm kiếm ghé thăm. Do vậy file robot.txt sẽ giúp bạn trong SEO.

Sitemap hay còn gọi với tên khác là sơ đồ trang web là một danh sách thu thập các trang của một trang web. Sơ đồ trang web là một cách để báo cho Google về các trang trên trang web của bạn. Google giới thiệu Google Sitemaps vì vậy các nhà phát triển web có thể công bố các danh sách các liên kết trên trang web của họ. Những tiền đề cơ bản là một số trang web có một số lượng lớn các trang động mà chỉ có sẵn thông qua việc sử dụng các hình thức và các tập tin người dùng. Sơ đồ website chứa URL của các trang này để trình thu thập web có thể tìm thấy chúng.

7. Tốc độ tải trang (Speed Load Site)

Tốc độ tải trang là một yếu tố trong xếp hạng website. Và điều này đã được Google khẳng định trên Blog Webmaster của mình. Google cho rằng tốc độ tải trang sẽ phản ánh khả năng và tốc độ đáp ứng các yêu cầu truy cập website. Chính vì vậy, việc cải thiện tốc độ tải trang không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với người dùng mạng mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho các quản trị viên website. Các trang web nhanh hơn sẽ đem lại cho người đọc nhiều trải nghiệm tốt hơn và truy cập được nhiều trang trên site hơn.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ dành cho các bạn đã ,đang và sẽ làm SEO -Marketing. Qua những chia sẻ này Zozo hy vọng các bạn sẽ trở thành Seoer chuyên nghiệp và website của các bạn sẽ được lên top google cũng như thu hút được nhiều khách hàng.

Xem thêm: Các kênh marketing online hiệu quả, bạn đã biết chưa?

 

 

 

 

 

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn