Những cách làm tăng tốc độ website đơn giản nhất

Người đăng: Admin 1,268

Tốc độ hay thời gian tải trang là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến website của bạn. Một website muốn có vị trí thứ hạng cao thì tốc độ tải trang phải nhanh theo chuẩn của Google, giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên để website có được một tốc độ tốt không phải việc đơn giản,

Tốc độ hay thời gian tải trang là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến website của bạn. Một website muốn có vị trí thứ hạng cao thì tốc độ tải trang phải nhanh theo chuẩn của Google, giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên để website có được một tốc độ tốt không phải việc đơn giản, nếu bạn không biết cách tối ưu thì kiểu gì website cũng bị chậm như rùa.Thực ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website của bạn bị chậm. Nhưng nhìn chung có một số cách để có thể khắc phục được những nguyên nhân phổ biến để đem đến cho website của bạn một tốc độ chuẩn, mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

1. Loại bỏ quảng cáo Pop-up

Quảng cáo pop up hay còn gọi là quảng cáo ăn theo có khả năng xuất hiện trên trang Web chính mà người dùng Internet vừa truy cập vào, nó thường có nội dung là một mẩu quảng cáo, một chương trình khuyến mãi, thông báo hoăc là kết nối đến với các trang web khác,…

Bất kỳ ai làm website hay blog cũng vậy, đặt quảng cáo lên website, blog là cách hiệu quả nhất để tạo ra doanh thu cho họ, dù là quảng cáo cho mình hay quảng cáo thuê cho người khác. Thế nhưng, việc chèn quá nhiều quảng cáo trong một website chắc chắn sẽ làm tăng thời gian tải trang của bạn, đặc biệt là quảng cáo kiểu Pop-up (cửa sổ bật lên). Vì vậy, trước khi chọn một mạng lưới quảng cáo hãy suy nghĩ điều này, nên chèn ít quảng cáo, chọn quảng cáo nhẹ nhàng, đặc biệt không nên chèn quảng cáo Pop-up.

2. Giảm bớt số lượng Plugin cài trên website

Có thể nói Plugin giống như sự bổ sung sức mạnh chi tiết cho WordPress, bạn muốn SEO cho website cũng cần Plugin, muốn tạo Popup cũng cần dùng Plugin hoặc muốn tạo tính năng của các trang bán hàng cũng phải sử dụng Plugin…Nói qua như vậy chắc bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của Plugin rồi chứ. Tất cả những gì bạn muốn làm trên website đều có thể thực hiện thông qua Plugin, do đó, nó là phần cực kỳ quan trong cho sự hoạt động và phát triển của Website WordPress.

báo giá website

Tuy nhiên, khi sử dụng WordPress, việc cài đặt quá nhiều plugin sẽ làm cho trang web của bạn tải chậm hơn nhiều. Vì vậy bạn hãy giảm bớt đi, sử dụng vừa đủ thì website càng nhanh, chỉ nên sử dụng những plugin thật sự cần thiết cho website của bạn mà thôi, còn cái nào không quan trọng lắm hoặc chỉ sử dụng trong một lần rồi không cần thiết nữa thì gỡ đi, khi nào cần dùng đến thì cài lại.

3. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (hosting) tốt

Vì điều này ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải của website, nên khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn nên chú ý đến vị trí nhà cung cấp, kiểm tra tốc độ, cấu hình, hỏi về cách config và hỗ trợ của server. Ngoài ra, khi bạn sử dụng một gói Shared Hosting (các gói host chung một server, IP)  thì chắc chắn tốc độ website của bạn sẽ không cao bằng khi bạn dùng gói Dedicated Server (server và IP riêng).

>Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

4. Giảm bớt dung lượng hình ảnh

Hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một website, tuy nhiên đây cũng là thứ mà tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, hút nhiều băng thông, giảm tốc độ tải trang. Do vậy khi cần sử dụng bất kỳ một hình ảnh nào đó cho website bạn hãy giảm bớt dung lượng ảnh về mức thấp nhất có thể, tất nhiên vẫn phải giữ được độ nét của ảnh.

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ (Như Photoshop, Image Resize…) để giảm dung lượng các file hình ảnh thông qua việc điều chỉnh kích thước phù hợp, giảm độ phân giải, sử dụng đúng định dạng…

5. Sử dụng CDN cho website

CDN là một hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán nó ra nhiều máy chủ khác, sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người truy cập, cải thiện chất lượng website. Vì vậy bạn nên sử dụng CDN nếu website của bạn có: Máy chủ đặt xa người dùng, lượt truy cập lớn tốn nhiều băng thông, có nhiều lượt truy cập trên nhiều quốc gia khác nhau, khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

6. Cắt giảm số nút tắt cho mạng xã hội

Plugin Sharebar rất tuyệt vời trong việc tải về các nút chia sẻ mạng xã hội lên thanh bên, nhưng nó bắt tải nhiều script hơn và làm tăng thời gian tải trang. Hãy chỉ giữ lại một số ít nút chia sẻ của những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Google +.... Hãy sử dụng AddThis để làm giảm nút. Nhưng, những nút có tính tương tác cũng tải tất cả các script góp thêm vào thời gian tải. Hơn nữa, nếu người dùng quyết định thêm chúng trước và sau bài đăng, nó sẽ giúp chia sẻ được nhiều hơn nhưng cũng làm chậm tốc độ.

7. Sử dụng bộ nhớ Cache

Bộ nhớ cache cho phép trình duyệt của người dùng lưu lại các tài nguyên từ lần truy cập trước để giảm thiểu truy vấn từ server khi load trang web. Mặt khác, khi sử dụng bộ nhớ cache, tốc độ tải của website sẽ tăng lên đáng kể, vì người dùng là lưu trữ sẵn một số tài nguyên từ trước đó. Mặt khác, cách này cũng giúp giảm bớt số tiền bạn phải trả để duy trì băng thông hàng tháng cho website của mình.

Việc cải thiện và tăng tốc độ tải trang giúp cho website của bạn thu hút lượng khách hàng viếng thăm nhiều hơn, từ đó gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế web chuyên nghiệp cần phải lưu ý. Hãy tăng tốc độ load site một cách tốt nhất.

>>> Tham khảo ngay : 

Zozo – Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

Và trải nghiệm 15 ngày dùng thử với dịch vụ website tuyệt vời.

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn