Tổng hợp kiến thức cơ bản dễ hiểu về quảng cáo Zalo ads cho người mới bắt đầu

Người đăng: Hoàng Trà 1,324

Bạn đang muốn tìm hiểu về quảng cáo Zalo ( Zalo ads) để đẩy mạnh kinh doanh online trên nhiều kênh khác nhau. Thì đây là những kiến thức cơ bản nhất bạn cần nắm được. Qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình các câu trả lời như: Quảng cáo Zalo ads là gì, có ưu nhược điểm gì so với các kênh khác....

Quảng cáo Zalo ads là gì? 

Zalo Ads là nền tảng (platform) hỗ trợ nhà quảng cáo chủ động tạo quảng cáo và tối ưu quảng cáo của mình trên hệ thống của Zalo Network: ứng dụng Zalo (Nhật ký người dùng, bài viết trong Media Box), Zing Mp3 (ứng dụng nghe nhạc hàng đầu Việt Nam), Báo mới và Zing News (ứng dụng đọc tin tức). 

Ưu và nhược điểm của quảng cáo qua Zalo ( Zalo ads) 

Ưu điểm:

  • Lượng người dùng rất lớn hơn 100 triệu người dùng
  • Cài đặt quảng cáo rất đơn giản
  • Có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau (quảng cáo website, quảng cáo bài viết, quảng cáo trang zalo)
  • Tiếp cận khách hàng theo tỉnh thành độ tuổi, giới tính…
  • Lượng người dùng lớn nên khả năng tiếp cận không giới hạn, có thể tiêu trên 100 triệu mỗi ngày
  • Một lượng lớn khách hàng chỉ dùng Zalo mà ít dùng các kênh khác
  • Được gửi tin nhắn miễn phí tới những người quan tâm hàng tháng Vd: bạn có 10.000 người quan tâm, thì mỗi tháng bạn có thể gửi 40.000 tin nhắn đến tệp khách hàng này với giá SMS là 300 đ thì bạn đã tiết kiệm được 12 triệu rồi đó.

Nhược điểm của quảng cáo Zalo

  • Không thể phân loại theo sở thích hành vi người dùng được
  • Khó tối ưu quảng cáo hơn các kênh khác và nếu không tối ưu tốt thì các bạn đốt tiền rất nhiều mà hiệu quả không cao.
  • Báo cáo còn sơ sài nên rất khó để tối ưu quảng cáo
  • Không thể remaketing trên Zalo Ads

Các loại quảng cáo hiện có trên Zalo ads

Hiện nay, đang có 8 loại quảng cáo như sau: 

1. Quảng cáo Tin đăng

Quảng cáo tin đăng hỗ trợ người bán ngành Bất động sản và Xe cộ tìm kiếm khách hàng tiềm năng với ưu điểm nổi bật: người bán có thể kết bạn và chat ngay với người mua thông qua tài khoản Zalo cá nhân của người bán.

Với Quảng cáo Tin đăng, bạn có thể:

  • Thu thập thông tin khách hàng, tư vấn 1:1 hoặc chốt đơn ngay trên Zalo.
  • Không cần trang web bán hàng, không cần phải tạo OA. Nhà quảng cáo chỉ cần sử dụng tài khoản Zalo cá nhân đăng tất cả các tin đăng cần bán lên Zalo Home & Car sau đó chọn chức năng chạy quảng cáo
  • Chủ động nhắn tin, kết bạn và chăm sóc khách hàng lâu dài qua Zalo bằng tài khoản cá nhân.

2. Quảng cáo Tin nhắn

Quảng cáo tin nhắn là hình thức hỗ trợ nhà quảng cáo tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng qua tin nhắn Zalo. Quảng cáo sẽ hiển thị luân phiên trên các nền tảng của hệ sinh thái Zalo Ads như Zalo app, Báo Mới, Zing News, Zing Mp3.

Với Quảng cáo Tin nhắn, bạn có thể:

Thu thập thông tin khách hàng, tư vấn 1:1 hoặc chốt đơn ngay trên Zalo.
Tăng tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng khi sử dụng Chatbot để hỗ trợ trả lời tin tự động.
Tiếp cận lại nhóm khách hàng đã từng tương tác trong tương lai nhằm cập nhật sản phẩm mới/ chương trình khuyến mại

3. Quảng cáo Form

Quảng cáo Form là hình thức quảng cáo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thu thập thông tin khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng. Quảng cáo sẽ hiển thị luân phiên trên Zalo app (Zalo News Feed, Zalo Article).

Với Quảng cáo Form, bạn có thể:

Tối đa hoá tỉ lệ khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, cung cấp thông tin liên hệ một cách tự động hoá (họ tên, số điện thoại, địa chỉ...) và đơn giản.
Dành cho một số nhóm ngành hàng cao cấp và tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng.

4. Quảng cáo website

Quảng cáo website trên Zalo là hình thức quảng cáo tăng lượng truy cập về website của doanh nghiệp, cửa hàng.

Với quảng cáo Website, bạn có thể:

Chuyển mọi người đến trang liên kết của bạn để mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn.
Tăng lượng truy cập đến ứng dụng di động của bạn, giúp tăng tỉ lệ tải.

5. Zalo Official Account

Quảng cáo Zalo Official Account là hình thức quảng cáo tăng lượng quan tâm trang Zalo Official Account của doanh nghiệp, cửa hàng.

Với quảng cáo Zalo Official Account, bạn có thể:

Tăng lượt quan tâm cho tài khoản Official Account.
Sau đó, bạn tiếp cận lại nhóm khách hàng này dễ dàng và hoàn toàn miễn phí bằng các tính năng của Zalo Official Account.

6. Video

Quảng cáo Video là hình thức quảng cáo tương tác với người mua hàng một cách trực quan, sinh động và sáng tạo hơn.

Với quảng cáo Video, bạn có thể:

Tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Chuyển mọi người đến trang liên kết của bạn để mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn.

7. Sản phẩm

Quảng cáo Sản phẩm là hình thức quảng cáo tương tác tăng lượt nhấn vào trang thông tin sản phẩm trên Zalo Official Account

Với quảng cáo Sản phẩm, bạn có thể:

Quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến khách hàng tiềm năng.
Tăng khả năng chốt đơn hàng ngay trên chính Zalo.

8. Bài viết

Quảng cáo Bài viết là hình thức quảng cáo nội dung bài viết được khởi tạo trên Zalo Official Account của doanh nghiệp hoặc cửa hàng trên Zalo.

Với quảng cáo Bài viết, bạn có thể:

Dễ dàng khởi tạo, tích hợp sẵn trong hệ sinh thái của Zalo Official Account.
Gia tăng nhận biết thương hiệu và tỷ lệ mua hàng.

Zalo tính phí như thế nào? 

Hiện tại, Zalo Ads có các cách tính phí theo các phương thức như bên dưới.

Phương thức tính theo lượt nhấn vào quảng cáo (CPC - Cost Per Click):

Tính phí khi người dùng Zalo nhấn vào quảng cáo, hệ thống sẽ trừ số tiền tương ứng với giá đặt của nhà quảng cáo trong quá trình quảng cáo.

Phương thức tính theo lượt liên hệ (CPA - Cost Per Action)

Tính phí khi người dùng Zalo thực hiện hành động động liên hệ (nhắn tin) trên sản phẩm đang quảng cáo. Hệ thống sẽ trừ số tiền tương ứng với giá đặt của nhà quảng cáo trong quá trình tạo quảng cáo.
Chú ý: Phương thức này chỉ áp dụng cho quảng cáo sản phẩm trên Zalo Network. Số lượt liên hệ sẽ tương ứng với số lượt tin nhắn trong phần Chết của OA và số lượt mua hàng sẽ tương ứng với số lượng đơn hàng trong phần Đơn hàng của cửa hàng.

Phương thức tính theo lượt hiển thị quảng cáo (CPM – Cost Per Mille)

Tính phí cho mỗi nghìn lần hiển thị (1M = 1000 lượt hiển thị) video của bạn đến nhóm người dùng bạn chọn trong lúc tạo quảng cáo.
Chú ý: 1M = 1,000 lượt hiển thị: Phương thức này chỉ áp dụng cho quảng cáo video trên Zalo Network.

Phương thức tính theo xem hoàn tất (CPV – Cost Per Completed View)

Quảng cáo tính phí khi user Zalo xem hoàn tất video của bạn.
Chú ý: Nếu video có độ dài hơn 30s, thì hệ thống sẽ tính phí khi user Zalo xem đến giây 30. Nếu video có độ dài dưới 30s, thì hệ thống sẽ tính phí khi user Zalo xem hoàn tất video.

Một số câu hỏi khác: 

1. Thanh toán chi phí chạy quảng cáo Zalo Ads như thế nào? 

Khác với Facebook, thì Zalo sẽ yêu cầu các nhà quảng cáo nạp tiền vào rồi mới chạy quảng cáo và trừ tiền đi. 

Có 3 hình thức nạp tiền:

  • Nạp tiền trực tuyến thông qua các thẻ thanh toán nội địa ATM, Visa card hoặc qua Zalo pay 
  • Chuyển khoản vào tài khoản Zalo ads tại ngân hàng Citibank
  • Nạp tiền bằng mã voucher được BQT Zalo Ads phát hành 

2. Setup quảng cáo Zalo ads có khó không? 

Để tạo quảng cáo Zalo không khó. Bởi hiển thị quảng cáo Zalo ngắn gọn, nên việc content cũng khá ngắn và đơn giản. Tùy vào loại hình quảng cáo sẽ giới hạn ký tự text. 

Bạn có thể tham khảo cách tạo quảng cáo Zalo ads chi tiết tại đây: https://ads.zalo.me/business/p/tai-lieu-huong-dan/ 

3. Làm sao để biết mặt hàng/sản phẩm/dịch vụ của tôi có phù hợp để chạy quảng cáo Zalo ads không? 

Như kể ở trên Zalo ads có nhiều ưu điểm, hơn nữa không phải doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng chạy quảng cáo Zalo ads nên mức độ cạnh tranh cũng không quá cao như nền tảng Facebook ads, hay Google ads. Hơn nữa, Zalo ads cũng có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, cho nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn Zalo ads để chạy quảng cáo. Bạn có thể chạy với ngân sách thấp khoảng 3-5 triệu để xem kết quả như thế nào nhé. 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn