Sự khác biệt giữa Sale và Marketing
Chắc hẳn trong chúng ta đã từng nhầm lẫn giữa hai bộ phận Marketing (tiếp thị sản phẩm) và bộ phận Sales (bán hàng). Nhiều khách hàng và doanh nghiệp khi thuê dịch vụ Marketing thì quan niệm rằng Marketing là kiêm luôn cả Sales. Thậm chí có cả những công ty tuy tuyển nhân viên Marketing nhưng lại phân việc của một người Saleman cho họ, hoặc ngược lại, tuyển sale lại phải kiêm luôn cả marketing.
Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, bản chất giữa hai công việc là hoàn toàn khác biệt. Chúng khác biệt về mục đích, phương hướng và cả hình thức hoạt động, thế nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Biết phố hợp hai công cụ này sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vậy điểm khác biệt giữa Sales và Marketing là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa Marketing (tiếp thị sản phẩm) và Sales (bán hàng)? Hãy cùng Zozo tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Khái niệm Sale và Marketing
Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, người làm Sales phải giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.
Marketing được hiểu là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình thu hút khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Marketing được gọi là quá trình tiếp thị liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, marketing là làm thị trường – tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) để tạo ra sức kéo (pull), còn sales là bán “những gì trong kho” – tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push). Cả hai có chung một mục đích là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp và đều rất quan trọng trong kinh doanh.
Sales là bán những sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải thương lượng về giá buôn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận lớn nhất có thể. Marketing là “con đường dài hơi” với khách hàng. Người làm Marketing phải thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.
Cả hai bộ phận đều giải quyết đầu ra cho các doanh nghiệp, gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau trong kinh doanh.
2. Phân biệt sự khác nhau giữa Sale và Marketing
2.1. Mục đích của Sale và Marketing
Mục đích của Sale là tạo nhận thức đối với khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp, tạo dấu ấn của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, đây là hoạt động nhằm tăng khả năng tương tác với khách hàng, kích thích sự tiêu dùng sản phẩm đi đến quyết định mua nhanh chóng. Sale còn là hoạt động giúp doanh nghiệp duy trì được một lượng khách hàng ổn định, đồng thời thu hút được nhiều tập khách hàng mới.
Còn Marketing gắn liền với hoạt động kinh doanh của tổ chức phục vụ mục đích cuối cùng là gia tăng doanh thu cho tổ chức. Các chiến lược của marketing không nhất thiết lúc nào cũng giúp dung hòa lợi ích giữa các bên, mà đề cao lợi ích của doanh nghiệp. Đó là quá trình, chiến lược để tạo ra mối liên kết tốt giữa khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp và từ đó tạo ra doanh số hay sự nhận diện thương hiệu của bạn.
2.2. Trách nhiệm
Sale:
- Theo dõi khách hàng: Đội ngũ Sale cần phải theo sát được các đối tượng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ tiếp thị của doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ: Đội ngũ Sale cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu để cải thiện niềm tin của khách hàng.
- Chốt Sales: Hầu hết các nhân viên Sale đều cần có kỹ năng biến khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng thông qua các hình thức khác nhau như telesales hay gặp mặt trực tiếp.
- Duy trì quan hệ khách hàng: Nhân viên Sale cần có trách nhiệm cải thiện quan hệ và giữ chân khách hàng. Từ khả năng duy trì bền vững mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng lên một cách vượt trội.
Marketing:
- Tạo nhận thức: Bước đầu tiên trong quy trình bán hàng mà đội ngũ Marketing cần thực hiện đó là nỗ lực xây dựng nhận thức để giúp khách hàng nhận ra được giá trị của sản phẩm và nghĩ đến sản phẩm ngay khi họ có nhu cầu.
- Tăng tương tác: Tham gia các chiến lược nâng cao nhận thức chính là cách để tăng cường khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Chuyển đổi khách hàng: Nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ Marketing chính là chuyển từ đối tượng khách hàng tiềm năng thành các đối tượng khách hàng mua sản phẩm.
- Duy trì khách hàng: Nhóm tiếp thị có khả năng duy trì nhận thức và sự tham gia của khách hàng sau khi họ đã đưa ra quyết định mua các sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp
3. Sale Marketing là gì?
Dù có những đặc điểm khác nhau nhưng Sale và Marketing lại có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, từ đó sinh ra thuật ngữ Sale Marketing. Sales marketing là hình thức tìm kiếm thị trường tiềm năng, tiếp thị sản phẩm để tiến hành bán hàng hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản, sale marketing chính là bán hàng thông qua việc làm thị trường hay còn gọi đơn giản hơn là tiếp thị bán hàng. Người làm Sale marketing vừa bán hàng vừa là người tiếp thị, marketing cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty, làm tăng doanh thu.
4. Ngành Marketing & Sale: Học gì và làm gì?
Khi theo học ngành Marketing & Sale, các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng về lập và triển khai việc nghiên cứu marketing của doanh nghiệp, có cơ hội để thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, các bạn sẽ có những trải nghiệm, tích lũy được nhiều bài học thông qua hoạt động tổ chức sự kiện và thiết lập mối quan hệ với công chúng. Một yếu tố khác là các kỹ năng chào hàng, thuyết trình về sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng tiêu dùng, kỹ năng mềm,… sẽ được đào tạo một cách bài bản.
Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing & Sale, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở một số vị trí như:
- Nhân viên phát triển thị trường khách hàng online và khách hàng trực tiếp
- Nhân viên phụ trách kênh và mạng lưới phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
- Nhân viên bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Nhân viên quảng cáo, tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng (PR)
- Nhân viên nghiên cứu và khảo sát thị trường.
- …
5. Bạn có phù hợp với ngành Marketing & Sale?
Bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này hoặc nếu bạn đã có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành nhưng bạn lại không đáp ứng đủ yêu cầu của nó thì khả năng bạn bỏ giữa chừng sẽ cao hơn hay cơ hội thăng tiến và thành công trong sự nghiệp của bạn sẽ không dễ dàng. Vậy nên, bạn cần có những yếu tố sau:
- Đam mê với kinh doanh, bán hàng có đạo đức
- Tự tin, năng động, linh hoạt, sáng tạo
- Thích mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
- Kiên trì, khó nản chí, không sợ thất bại, khó khăn, áp lực
- Khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt
- Thích mở rộng mối quan hệ
- Không ngại thách thức và tiên phong thực hiện những cái mới
Như vậy, trên đây là những phân tích chia sẻ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về hai ngành nghề Sales và Marketing, đặc biệt là phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Zozo hi vọng nhờ bài viết này mà bạn có thể đưa ra những phương án tuyển dụng và kế hoạch công việc một cách phù hợp và hiệu quả!
------
Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
- Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
- TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình
Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94
>> Xem thêm:
Tổng hợp 14 công thức viết content giúp thu hút nhất cho các chiến dịch marketing
Thiết kế Website chuẩn SEO? Các tiêu chí thiết kế website chuẩn SEO 2022
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn