Nghiên cứu từ khóa SEO là gì? Top 7 công cụ nghiên cứu từ khóa SEO không nên bỏ qua 

Người đăng: Thanh Thúy 2,527

Bí mật đằng sau những trang Web luôn đứng đầu TOP tìm kiếm Google là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để nội dung của mình không chỉ xuất hiện trên trang nhất của Google mà còn thu hút được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu?

Tất cả là nhờ vào việc lựa chọn đúng từ khóa SEO trước khi bắt đầu thực hiện SEO Website. Để chọn được đúng từ khóa thì việc nghiên cứu từ khóa SEO là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Zozo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc như Nghiên cứu từ khóa SEO là gì? Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa trong SEO cũng như giới thiệu các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO hữu ích. Cùng bắt đầu nhé!     

1. Nghiên cứu từ khóa SEO là gì?

Từ khóa SEO là từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào các công cụ tìm kiếm trên Internet. Được công cụ tìm kiếm trả về là những Website có nội dung giải đáp, trả lời cho những thắc mắc mà người dùng tìm kiếm. 

Nghiên cứu từ khóa SEO hay Keyword Research là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ và cụm từ mà người dùng thường sử dụng trên công cụ tìm kiếm sau đó chọn lọc ra một bộ từ khóa tiềm năng cho Website, dựa vào bộ từ khóa này bạn sẽ bắt đầu build site, tạo content, tối ưu SEO.

Mục đích của việc này là để hiểu rõ nhu cầu tìm kiếm của người dùng và tối ưu hóa nội dung để cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Đây là công việc quan trọng nhất trong giai đoạn đầu bởi nó sẽ quyết định bạn có cơ hội kiếm được lượng truy cập hay không.

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa trong SEO

Nghiên cứu từ khoá SEO (Search Engine Optimization) giúp các nhà tiếp thị xác định chính xác các từ khóa có giá trị và liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Qua đó, nội dung được tối ưu hóa để đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó tăng cơ hội xuất hiện trên trang nhất của kết quả tìm kiếm.

Thêm vào đó, nghiên cứu từ khóa giúp bạn xây dựng nội dung, cấu trúc Website tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi để tối ưu Onpage tốt hơn. Ngoài ra, bạn còn hiểu hơn về thị trường mục tiêu và mang lại cho bạn các dữ liệu tìm kiếm giá trị như:

  • Khách hàng mục tiêu tìm kiếm gì, muốn thấy gì?
  • Số lượng người đang tìm kiếm thông tin đó?
  • Nghiên cứu từ khoá là công việc quan trọng đối với những ai làm SEO/SEM và quảng cáo Google Ads.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi vào các lợi ích nổi bật của việc nghiên cứu từ khóa trong SEO bao gồm:

Hiểu được Insight khách hàng 

Bằng cách tìm hiểu từ khóa liên quan đến chủ đề ngách, bạn có thể thấu hiểu cách khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, từ đó cung cấp nội dung và sản phẩm phù hợp.

Thường khi nghiên cứu từ khóa, bạn phải đặt nhiều câu hỏi về khách hàng để hiểu rõ họ, nhưng nghiên cứu từ khóa SEO không chỉ giúp bạn biết họ là “ai" mà còn giúp bạn hiểu họ “như thế nào".

>> Chân dung khách hàng mục tiêu là gì? Chân dung khách hàng 11 ngành hàng hot hiện nay

Chọn được từ khoá phù hợp từ dữ liệu thực tế

Không phải mọi suy nghĩ và phân tích mang tính chuyên môn của bạn về từ khoá đều trùng khớp với suy nghĩ của khách hàng. 

Keyword Research là công việc đòi hỏi tính thực tế. Thông qua đó, bạn có thể xác định rõ những từ khoá nào thực sự được tìm kiếm và có số lượng tìm kiếm chính xác là bao nhiêu. Bạn cũng sẽ biết được độ khó của mỗi từ khoá, từ đó chọn ra những từ khoá “vừa sức" dựa trên cơ sở dữ liệu.

Tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm

Việc sử dụng từ khóa phù hợp và có sức tìm kiếm cao trong nội dung của bạn giúp tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google. Khi nội dung của bạn tương thích với từ khoá mà người dùng tìm kiếm, trang Web của bạn có cơ hội cao hơn để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và thu hút lưu lượng truy cập chất lượng.

Định hướng phát triển cho Website

Công đoạn tìm hiểu insight khách hàng & thể hiện nó thông qua các từ khóa cụ thể nếu được hoàn thành tốt thì việc định hình hướng phát triển cho Website trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Một bộ từ khóa hoàn chỉnh sẽ được lấy làm nền tảng để định hướng kế hoạch nội dung dài hạn cho Website từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề lớn đến các topic nhỏ để đáp ứng quá trình tìm kiếm của người dùng.

Bằng cách hiểu từ khoá mà người dùng đang quan tâm, bạn có thể cung cấp thông tin hữu ích và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp tăng khả năng chia sẻ, tương tác và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng.

Thu thập và phân tích đối thủ

Nghiên cứu từ khóa cho phép SEOer hiểu được bối cảnh cạnh tranh. Nghiên cứu từ khóa cung cấp những thông tin chi tiết về độ khó hoặc dễ để xếp hạng ở vị trí hàng đầu trong tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác.

Trong quá trình nghiên cứu từ khoá, bạn sẽ sử dụng một hoặc vài tool để thu thập tất cả những dữ liệu về các từ khoá đó như:

  • Top 10 Website đang ở page 1 với từ khóa này
  • Các bài viết có tỷ lệ tương tác tốt với từ khoá
  • Các nguồn Backlinks mà đối thủ sử dụng để đẩy về URL SEO top cho từ khoá

Và bạn cũng sẽ nghiên cứu thủ công bằng Google Search và vào từng trang web để phân tích đối thủ đang làm gì, làm như thế nào. Điều này giúp cho bạn nắm rất vững được thị trường cũng như hình dung được các đối thủ cùng ngành của mình đang làm gì, SEO như thế nào, phát triển nội dung ra sao.

Tránh lãng phí nguồn lực

Một số công ty bỏ ra rất nhiều thời gian, đầu tư vào ngân sách và nhân lực để làm SEO nhưng traffic đổ về lại không đem lại kết quả cao. Một trong những nguyên nhân chính đó là quá trình triển khai keyword research đang có vấn đề. Có thể bộ từ khóa không đánh đúng vào tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience) gây lãng phí nguồn lực và chi phí.

>> Xem thêm chương trình Webinar đặc biệt: Cách nghiên cứu bộ từ khóa SEO và xây dựng nội dung chuẩn SEO

3. Top 7 công cụ nghiên cứu từ khóa mà các SEOer tin dùng

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner (hay còn lại là Google Keyword Tool) Là công cụ miễn phí giúp người dùng xác định đối tượng mục tiêu mà họ đang tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, đây là công cụ cho phép bạn tìm các từ khóa thích hợp nhất để sử dụng, chẳng hạn như từ khóa cho các chiến dịch quảng cáo của bạn.

Khi người dùng tra cứu từ khóa, hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về khối lượng tìm kiếm theo từng khoảng thời gian cho đến mức độ cạnh tranh.

Điểm cộng lớn của Google Keyword Planner là dữ liệu có độ chính xác rất cao, ngoài ra công cụ còn gợi ý nhiều từ khóa liên quan, từ đó giúp các SEOer có thể mở rộng danh sách từ khóa chính - phụ cho bài viết.

Ưu điểm:

  • Dữ liệu từ Google: Google Keyword Planner cung cấp dữ liệu trực tiếp từ Google, nguồn dữ liệu lớn và uy tín nhất về từ khóa và hành vi tìm kiếm của người dùng
  • Miễn phí và dễ sử dụng: Công cụ này miễn phí cho tất cả người dùng, miễn là bạn có tài khoản Google Ads.
  • Dữ liệu chi tiết và chính xác: Cung cấp thông tin chi tiết về khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và giá thầu ước tính cho từ khóa, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn từ khoá phù hợp. 
  • Gợi ý từ khóa mới: Google Keyword Planner cung cấp các gợi ý từ khóa liên quan, giúp bạn khám phá các cơ hội từ khoá mới mà bạn có thể chưa nghĩ tới
  • Tích hợp với các chiến dịch quảng cáo: Nếu bạn sử dụng Google Ads, công cụ này giúp dễ dàng tích hợp từ khóa vào chiến dịch quảng cáo, tối ưu hoá cho quảng cáo và ngân sách.

Nhược điểm:

  • Tập trung vào quảng cáo hơn là SEO: Mặc dù hữu ích cho SEO, nhưng công cụ này chủ yếu được thiết kế để hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo Google Ads, do đó có thể không cung cấp đầy đủ tính năng cho một số nhu cầu SEO chuyên sâu.
  • Hạn chế từ khoá gợi ý: Gợi ý từ khoá có thể hạn chế, không đa dạng.
  • Tích hợp cụm từ khóa: Một số từ khóa có thể không chính xác hoặc gần với từ khoá đã tìm kiếm trước đó. 

Tóm lại, Google Keyword Planner là một công cụ hữu ích cho cả SEO và quảng cáo trả phí, đặc biệt là khi bạn đang tìm kiếm dữ liệu chính xác từ Google. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa, có thể cần sử dụng thêm các công cụ SEO khác để bổ sung các khía cạnh mà Google Keyword Planner còn thiếu.

Google Analytics

Google Analytics là công cụ phân tích Website miễn phí và phổ biến hàng đầu. Nó giúp bạn theo dõi traffic, thời gian user tương tác với trang, click vào đâu nhiều nhất… Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Ưu điểm

  • Dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập: Google Analytics cung cấp dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập trang Web, bao gồm số lượng khách truy cập, thời gian truy cập, nguồn gốc lưu lượng, các trang được xem nhiều nhất.
  • Phân tích hàng vi người dùng: Công cụ này cho phép bạn theo dõi hành vi của người dùng trên trang Web, bao gồm các trang mà họ truy cập, thời gian ở lại và tỷ lệ thoát.
  • Theo dõi chuyển đổi: Google Analytics giúp bạn theo dõi các chuyển đổi (conversions), chẳng hạn như mua hàng, đăng ký, hoặc các hành động quan trọng khác, giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing
  • Miễn phí: Google Analytics là công cụ miễn phí, mặc dù có phiên bản trả phí (Google Analytics 360) với các tính năng nâng cao.

Nhược điểm

  • Giới hạn về dữ liệu thời gian thực: Dữ liệu trong Google Analytics thường có độ trễ và không phải lúc nào cũng cập nhật thời gian thực.

Google Search Console

Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) là tool được Google cung cấp miễn phí, giúp bạn kiểm tra tình trạng và tối ưu SEO trên SERP. Nó sẽ cho bạn các thông tin về thứ hạng từ khóa, trạng thái sitemaps, index, tốc độ trang,... để cải thiện hiệu suất của Website.

Ưu điểm

  • Miễn phí: Giống như Google Analytics, Google Search Console cũng miễn phí sử dụng
  • Kiểm soát hiển thị trang Web: Google Search Console cho phép bạn theo dõi và kiểm soát cách trang Web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google.
  • Thông tin Diagnostics: Cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng hiệu suất của trong Web, lỗi Crawl, và cảnh báo bảo mật.
  • Phân tích từ khóa: Hiển thị dữ liệu về hiệu suất từ khóa, tỷ lệ nhấp (CTR), vị trí trung bình, và nhiều hơn nữa.
  • Thuận tiện cho SEO: giúp nhà quản trị trang Web tối ưu nội dung để cải thiện hiệu suất trên công cụ tìm kiếm.

Nhược điểm

  • Giới hạn dữ liệu lịch sử: Google Search Console chỉ cung cấp dữ liệu trong một khoảng thời gian giới hạn (thường là 16 tháng), giới hạn phân tích lịch sử dài hạn.
  • Thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh: Không cung cấp thông tin về từ khoá hoặc hiệu suất của các trang Web đối thủ.

Google Trends

Như tên gọi của nó, Google Trends giúp bạn tìm hiểu xem mức độ quan tâm đối với từ khóa theo thời gian, những từ khoá nào là xu hướng, so sánh các từ khoá với nhau,... Điểm nổi bật của công cụ là khả năng theo dõi xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực (chính xác) và phân tích theo vùng/ khu vực cụ thể.

Ưu điểm

  • Miễn phí và dễ sử dụng: Là công cụ tìm kiếm từ khoá miễn phí của Google, Google Trends cung cấp gợi ý từ khóa và xu hướng tìm kiếm trong tương lai.
  • So sánh từ khóa: Bạn có thể so sánh nhiều từ khóa cùng một lúc để xem sự quan tâm tương đối của người dùng, hỗ trợ trong việc chọn từ khóa SEO và lập kế hoạch nội dung. 

Nhược điểm

  • Dữ liệu không chi tiết: Mặc dù hữu ích cho việc nhận diện xu hướng, dữ liệu từ Google Trends không chi tiết như các công cụ phân tích từ khóa khác, và không cung cấp khối lượng tìm kiếm chính xác.
  • Hạn chế từ khoá gợi ý: Gợi ý từ khóa có thể hạn chế, không đa dạng.
  • Không có dữ liệu chuyển đổi hoặc hành vi người dùng: Công cụ này không cung cấp dữ liệu về chuyển đổi, hành vi người dùng, hoặc các chỉ số hiệu suất trang web.

Keywordtool.io

Keywordtool.io là một công cụ hỗ trợ bạn khai thác từ khóa mở rộng và chính xác từ một từ khóa cụ thể. Công cụ tìm kiếm từ khóa này tổng hợp từ khóa từ nhiều nền tảng khác nhau như Google, Bing, Amazon, Youtube và App Store.

Ưu điểm:

  • Tìm kiếm từ khóa phong phú: Keywordtool.io cung cấp danh sách từ khoá phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn như Google, Youtube, Bing, Amazon,... giúp bạn tìm thấy các từ khoá phù hợp cho nhiều nền tảng.
  • Gợi ý từ khoá dài: Công cụ này đặc biệt mạnh trong việc cung cấp các từ khoá dài (long-tail keywords), giúp bạn nhắm đến các ngách thị trường cụ thể và giảm cạnh tranh.
  • Không yêu cầu tài khoản Google Ads: Không giống như Google Keyword Planner, Keywordtool.io không yêu cầu bạn phải có tài khoản Google Ads để sử dụng, dễ dàng hơn cho người dùng không muốn đầu tư vào quảng cáo Google.
  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng: Giao diện của Keywordtool.io thân thiện với người dùng, giúp dễ dàng tra cứu và lọc từ khóa theo nhu cầu. 

Nhược điểm:

  • Mất phí: Phiên bản miễn phí của Keywordtool.io có giới hạn chức năng, và để truy cập đầy đủ các tính năng và dữ liệu chi tiết bạn cần mua gói trả phí. 
  • Giới hạn phân tích sâu: So với các công cụ SEO toàn diện khác như SEMrush hoặc Ahrefs, Keywordtool.io thiếu một số tính năng phân tích chuyên sâu, chẳng hạn như theo dõi thứ hạng từ khóa hoặc phân tích backlink.

Keywordtool.io là một công cụ hữu ích cho việc tìm kiếm từ khóa, đặc biệt là khi bạn cần nhiều từ khoá dài và đang nhắm vào nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên, để có được bức tranh toàn diện và dữ liệu chi tiết hơn, bạn có thể cần sử dụng kết hợp với các công cụ SEO khác.

Ahrefs

Ahrefs là một trong những công cụ mạnh nhất về SEO, Ahrefs hiện tại có thể mang đến hầu hết các thông tin về từ khóa: từ khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và backlink. Nhờ vào Ahrefs, người dùng có thể tối ưu được cấu trúc của toàn bộ bài viết cho Website.

Hơn thế nữa, Ahrefs còn có độ chính xác cao trong việc đánh giá độ khó từ khóa, giúp người dùng có thể triển khai công việc SEO hiệu quả hơn.

Ưu điểm

  • Phân tích Backlink mạnh mẽ: Ahrefs nổi tiếng với khả năng phân tích Backlink hàng đầu, cung cấp dữ liệu chi tiết về Backlink, liên kết nội bộ, và các liên kết bị hỏng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về Backlink của mình và đối thủ
  • Khám phá từ khoá toàn diện: Ahrefs cung cấp công cụ khám phá từ khoá mạnh mẽ, với dữ liệu về khối lượng tìm kiếm, độ khó, CPC, và từ khóa liên quan. Nó cũng hỗ trợ tìm kiếm từ khóa cho nhiều nền tảng như Google, Youtube, Amazon, Bing,...
  • Phân tích, đánh giá, theo dõi từ khoá đối thủ: Ahrefs cho phép bạn theo dõi và phân tích chi tiết các đối thủ cạnh tranh, bao gồm các từ khoá mà họ đang xếp hạng, nội dung phổ biến, và chiến lược backlink của họ.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Ahrefs là một trong những công cụ SEO đắt đỏ, với gói cơ bản cũng có giá khá cao.
  • Khả năng tải dữ liệu hạn chế theo gói: Mặc dù cung cấp nhiều tính năng, lượng dữ liệu mà bạn có thể truy cập và tải về bị giới hạn theo gói đăng ký.
  • Yêu cầu kiến thức chuyên môn: Mặc dù giao diện thân thiện, Ahrefs vẫn yêu cầu một mức độ kiến thức chuyên môn nhất định để khai thác toàn bộ tiềm năng của công cụ, đặc biệt là đối với các tính năng nâng cao như phân tích backlink và phân tích cạnh tranh.

Tóm lại, Ahrefs là một công cụ SEO rất mạnh, đặc biệt nổi bật trong việc phân tích Backlink và nghiên cứu từ khoá. Tuy nhiên, chi phí cao và yêu cầu kiến thức chuyên môn có thể là rào cản đối với một số người dùng.

SEOquake

Extension cung cấp các tính năng SEO, bao gồm: Phân tích trang kiểm tra backlink, Internal Link, External link, so sánh URL,... Nó tương tác trực tiếp với Website và phân tích SEO ngay khi bạn tìm kiếm hoặc truy cập vào trang bất kỳ.

Extension thay thế: SEO Center (Dùng Extension này thì bạn không cần nhảy qua trang mới để kiểm tra, mà kiểm tra ngay trên trang hiện tại luôn)

Ưu điểm

  • Miễn phí: SEOquake là công cụ miễn phí, không yêu cầu phí sử dụng hoặc đăng ký.
  • Phân tích tức thời: SEOquake cung cấp phân tích SEO tức thời khi bạn duyệt Web, hiển thị các chỉ số quan trọng như PageRank, Alexa Rank, tuổi miền, và các yếu tố SEO trên trang.
  • Kiểm tra Onpage SEO: Công cụ này cung cấp chức năng kiểm tra Onpage SEO chi tiết, bao gồm phân tích về meta tags, tiêu đề, số lượng từ, mật độ từ khóa, liên kết nội bộ và ngoại vi, và nhiều yếu tố SEO khác trên trang.
  • So sánh tên miền: Cho phép bạn so sánh các chỉ số SEO của nhiều trang Web hoặc tên miền khác nhau, giúp dễ dàng đánh giá hiệu suất tương đối.
  • Dữ liệu SERP (Search Engine Results Page): SEOquake có thể hiển thị thông tin chi tiết trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), như số lượng backlink, số trang được chỉ mục, và các thông số SEO khác của các trang kết quả, giúp bạn đánh giá mức độ cạnh tranh của các từ khóa ngay trên trang tìm kiếm.

Nhược điểm

  • Dữ liệu giới hạn và phụ thuộc vào bên thứ 3: Nhiều chỉ số mà SEOquake cung cấp dựa trên dữ liệu từ các bên thứ 3 khác, do đó độ chính xác và tính cập nhật có thể không đồng nhất. Điều này có thể làm hạn chế khả năng phân tích sâu và chi tiết.
  • Thiếu tính năng quản lý dự án và theo dõi lâu dài: SEOquake không có các tính năng quản lý dự án hoặc theo dõi hiệu suất dài hạn, làm hạn chế khả năng sử dụng cho các chiến dịch SEO phức tạp hoặc dài hạn.

SEOquake là một công cụ tiện lợi và hữu ích cho các nhà quản lý SEO, đặc biệt là những người cần kiểm tra các yếu tố SEO một cách nhanh chóng và dễ dàng trên trang Web. Tuy nhiên, để có được phân tích chi tiết và chuyên sâu, cần kết hợp sử dụng với các công cụ SEO khác.

Kết luận

Nghiên cứu từ khoá là một bước quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược SEO nào. Việc hiểu và lựa chọn từ khóa chính xác không chỉ giúp tăng cường hiện diện Website của bạn trên các công cụ tìm kiếm mà còn thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Trong bài viết này, Zozo đã giới thiệu đến bạn các công cụ được các SEOer “tin dùng". Mỗi công cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều cung cấp những tính năng mạnh mẽ để hỗ trợ bạn trong việc tối ưu hoá nội dung và cải thiện thứ hạng trang Web.

Hi vọng rằng bài viết này có ích với bạn!

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Recap Webinar đặc biệt: Hiểu về SEO và cách thức tự triển khai SEO Website

Recap Live Webinar SEO buổi 2: Cách nghiên cứu bộ từ khóa SEO và xây dựng nội dung chuẩn SEO



Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn