Phân tích tệp khách hàng trung thành Tiktok và bài toán Marketing

Người đăng: Ngọc 4,804

Kể từ khi phát hành vào năm 2018 cho đến nay, Tiktok đã phát triển thành một gã khổng lồ và trở thành sân chơi lớn của giới trẻ trên toàn thế giới. Do đó, Tiktok cũng trở thành nền tảng chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của nhiều thương hiệu, sản phẩm. Vậy chiến lược Marketing nào phù hợp với nền tảng này, cùng Zozo phân tích tệp khách hàng trung thành của Tiktok  và đưa ra câu trả lời nhé. 

Ai là người thường xuyên dùng TikTok? 

Ai là người thường xuyên dùng TikTok? 

Nổi lên là một mạng xã hội giải trí, Tiktok phổ biến nhất với tầng lớp thanh thiếu niên với gần một nửa tổng số người dùng TikTok nằm trong độ tuổi 18-24 tuổi

Đây là bảng phân tích độ tuổi đầy đủ theo báo cáo năm 2021: 

  • Tuổi 13-17: 27%
  • Tuổi 18-24: 42%
  • Tuổi 25-34: 16%
  • Tuổi 35-44: 8%
  • Tuổi 45-54: 3%
  • Tuổi từ 55 trở lên: 4%

Về giới tính, TikTok nghiêng về 60% nữ và 40% nam. 

Thời gian mỗi người dành cho Tiktok 

Thời gian mỗi người dành cho Tiktok 

Theo tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok ở Hoa Kỳ trung bình mở ứng dụng 8 lần/1 ngày và hoạt động trong 46 phút. Đối với một số tài khoản, họ dành thời gian cho TikTok còn nhiều hơn cả Facebook.

Hầu hết sự thành công của TikTok đến từ cách phân tích của thuật toán hỗ trợ trong trang đề xuất “For You”, nó cá nhân hoá từng người và thu hút người xem vào từng video phù hợp với tính cách của họ. Và đưa ra các đề xuất tốt hơn khi họ bắt đầu lướt TikTok. Ở Mỹ, trung bình nó có tới 37 tỷ lượt xem video hàng tháng trên TikTok.

Trung bình cứ 3 người xem video TikTok, thì có 1 người tạo video trên nền tảng này: 34% người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ sẽ quay video TikTok 1 lần/ngày.

Xem thêm: Hiểu về thuật toán của Tiktok để bán hàng và kinh doanh hiệu quả

Hành vi của người dùng trên TikTok 

Hành vi của người dùng trên TikTok 

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó gắn liền với các thách thức từ các thẻ hashtag và hơn 1/3 người dùng đã đồng ý với thử thách đó.

Các thương hiệu cũng đang nhảy vào lĩnh vực độc đáo này. Đặc biệt là Clean & Clear India đã thu hút được 10.400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu. Snackmaker Kind đã thu về 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách tương tự.

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm Thu phóng khuôn mặt, hiệu ứng đèn tím, hiệu ứng vũ trường, hiệu ứng xoáy nước và chân dung khi trẻ và khi về già… 

5 hình thức marketing phù hợp với TikTok

Khách hàng trên Tiktok có độ phủ rộng, tập trung nhất vào genZ. Là những người trẻ, tài năng, có mong muốn phát triển bản thân, thích mua sắm, đu trend, đầu tư, mạnh về marketing.

Dưới đây là 5 cách marketing phù hợp, bạn có thể tham khảo 

1 -  Quảng cáo In-feed

Với giao diện hiển thị tương tự với story của Instagram, quảng cáo In-feed trên TikTok cho phép người dùng nhấp vào link website và nút mua hàng hiển thị trên quảng cáo, truy cập thẳng đến trang web.

Người dùng có thể nhấn nút bỏ qua quảng cáo nhưng nếu thương hiệu có thể tận dụng nhiều lựa chọn khác nhau để thiết kế giao diện thì chắc chắn có thể giữ chân người xem lâu hơn. Marketer có thể xem xét và đánh giá mức độ hiệu quả quảng cáo thông qua các số liệu CTR, số lần hiển thị, tổng lượt view, thời gian người dùng xem video và mức độ tương tác.

2 - Quảng cáo hashtag

2 - Quảng cáo hashtag

Quảng cáo hashtag sẽ được thể hiện trên giao diện là một banner dẫn người dùng đến trang hướng dẫn thể lệ của thử thách đó. Banner sẽ được hiển thị trong mục “Discover” và tùy vào nội dung banner có đủ thu hút để người dùng nhấp vào hay không.

Với loại quảng cáo này, thương hiệu có thể biết được hiệu quả thông qua lượt xem banner, lượt nhấp vào banner, số lượng tương tác, vị trí trong bảng xếp hạng trending và số lượng người tham gia tạo ra nội dung sử dụng hashtag.

Phương thức này cho phép thương hiệu tiếp cận đến một nhóm khách hàng cụ thể và có thể tạo ra nhiều chuyển đổi có lợi hơn nữa. Một ví dụ điển hình cho hình thức quảng cáo hashtag là chiến dịch #inmydenim của nhãn hiệu thời trang Guess.

3 - Quảng cáo độc quyền của thương hiệu

Một trong những loại quảng cáo “cổ điển” nhất của TikTok chính là hình ảnh, video ngắn và ảnh động GIF. Đây đều là những danh mục độc nhất, có tính độc quyền cao nên vì vậy, chỉ có thể có 1 thương hiệu sở hữu vị trí này mỗi ngày. Hiệu quả sẽ được đo lường bằng các chỉ số lượt xuất hiện, lượt nhấp vào link và số người tiếp cận được.

Loại quảng cáo này mang đến hiệu quả cho thương hiệu nhờ vào giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, giúp sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.

4 - Thử thách với hashtag

Có nguồn gốc từ mạng xã hội Twitter, hashtag thử thách cho phép thương hiệu thu hút tương tác người dùng và đẩy mạnh thông điệp của thương hiệu một cách tự nhiên. Các chiến dịch thực hiện thử thách hầu hết đều không cần phải chi tiền chạy quảng cáo, chỉ cần nội dung đúng, đủ thú vị, phù hợp với đối tượng là đã có khả năng khiến các chiến dịch trở nên viral.

Nếu muốn đẩy mạnh hơn nữa, thương hiệu có thể sử dụng kết hợp Influencer Marketing, kết hợp với các KOLs thực hiện thử thách. Nhờ tệp người theo dõi rộng lớn, các KOLs sẽ khiến hashtag thử thách trở nên nổi tiếng nhanh chóng và chiến dịch dễ dàng thành công hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian.

 

Thêm vào đó, thử thách một khi đã viral sẽ tự mang đến lượng tương tác một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ quảng cáo nào khác trong tương lai. Tất cả những gì bạn cần là danh sách những KOLs, Influencer với tệp đối tượng tương đồng với đối tượng mục tiêu của thương hiệu và một số ý tưởng thật thú vị, dễ thực hiện để thu hút người dùng tham gia.

5 - Quảng cáo thu hút người dùng tham gia

Đây được xem như loại quảng cáo dễ tiếp cận và dễ thu hút tương tác nhất trên TikTok. Về cơ bản, bản thân các video đính kèm hashtag trending và liên quan đến thương hiệu do người dùng đăng đã là một cách để quảng bá. Đơn cử như một ý tưởng quảng cáo do nhà hàng Trung Quốc Haidilao thực hiện. Nhà hàng này đã cho phép khách hàng tùy chọn các nguyên liệu để thêm vào nồi lẩu của mình, đồng thời khuyến khích họ quay lại video quá trình thực hiện.

Cách thức này đã thu hút hơn 15.000 người dùng tham gia quay và chia sẻ trải nghiệm của họ tại nhà hàng này, với 2.000 video được đăng trên nền tảng TikTok và đạt tổng số 50 triệu lượt xem.

Trên đây là những chiến lược truyền thông trên TikTok đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công. Trong tương lai, Tiktok sẽ ngày càng phát triển và đa dạng hơn về nội dung nên mọi người đừng ngần ngại “chen chân” thử sức vào lĩnh vực này.

Xem thêm: TikTok Shop là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản TikTok Shop

                 Có nên kinh doanh trên Tiktok không? Những mặt hàng nào nên bán trên Tiktok?

------------------------------------------------------------------------------------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

Đỗ Thị Hồng Ngọc

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn