Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè mà bạn nhất định phải biết

Người đăng: Thúy 1,420

Kinh doanh vỉa hè tưởng chừng chỉ đơn giản là một loại hình kinh doanh nhỏ, phù hợp với người ít vốn muốn kiếm thêm chút thu nhập sống qua ngày, rất khó mở rộng và phát triển. Giờ đây, rất nhiều người phất lên chỉ nhờ việc bán hàng vỉa hè như thế, thậm chí thu nhập của họ còn khủng hơn những doanh nhân chính thống nhiều lần.

Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh vỉa hè vô cùng đơn giản nhưng sự thật lại “không như mơ". Thế nhưng, chỉ cần nắm được những kinh nghiệm mà Zozo sắp chia sẻ dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi bước chân vào mô hình này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè

1.1. Thuê vỉa hè bán hàng

Thuê vỉa hè bán hàng thực cũng chẳng phải chuyện đơn giản; đặc biệt khu vỉa hè Hà Nội – cực kỳ đắt đỏ. Lân la nói chuyện với chị bán xôi chè ở Bát Đàn, tôi biết được giá thuê mặt bằng chỗ chị ngồi bán xôi trước kia (có cả vỉa hè rộng 3m và khoảng 15 m2 trong nhà) giá 30 triệu/tháng.

Tất nhiên, nếu bạn là người mới khởi nghiệp và không có nhiều vốn, bạn chưa biết bán vỉa hè cần những gì, mặt hàng kinh doanh của bạn chưa rõ lãi lời như nào, bạn không cần đầu tư quá mạnh tay vào khoản này.

Bạn chỉ cần thuê vỉa hè bán hàng ở một khu nho nhỏ, vị trí thuận lợi (không nhất thiết phải là phố cổ); để ổn định vị trí kinh doanh. Khi thuê vỉa hè kinh doanh, bạn cần cực kỳ quan tâm đến vấn đề giấy tờ, rõ ràng, minh bạch các thỏa thuận với người cho thuê.

Thực tế, việc thuê vỉa hè bán hàng ở khu vực các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…) vẫn rất tốn kém, dù diện tích thuê có nhỏ đến đâu đi nữa. Còn giải pháp trước mắt cho các bạn mới tập tành kinh doanh thì nên chọn các mặt hàng tiện lợi, cơ động – buôn bán tại những khu vỉa hè đông người qua lại (cổng các trường đại học, vỉa hè các khu phố ăn vặt cho sinh viên…). Đây là cách làm tạm thời, nhưng giúp bạn giải quyết được vấn đề khá lớn trước mắt liên quan đến vốn thuê mặt bằng kinh doanh.

>> Đọc thêm: Cách mở quán trà chanh mang lại lợi nhuận cao

1.2. Luật buôn bán vỉa hè bạn nên biết

Nói về luật kinh doanh buôn bán vỉa hè, có hai vấn đề liên quan đến luật tôi muốn đề cập trong bài viết này.

Thứ nhất, về quy định luật của nhà nước: Điều 35 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cho biết: vỉa hè chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông; tất cả các mục đích sử dụng khác cần được sự cho phép của UBND cấp tỉnh nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Thứ hai, luật kinh doanh vỉa hè còn được hiểu là luật trong thế giới ngầm. Kinh doanh tại một địa bàn nào đó, bạn cần biết được các “thế lực” đứng phía sau ở khu phố đó, tiến hành “làm luật” ở đó để có được sự “bảo kê” tốt nhất, cho việc buôn bán được thuận lợi.

1.3. Cảnh giác và tự bảo quản tài sản

Vì đặc tính của ngành kinh doanh vỉa hè sẽ có những lúc khách đông nườm nượp. Với các khách hàng có ý thức thì không sao nhưng những kẻ vô ý và có một chút tâm xấu, họ sẽ nhanh chóng chuồn lẹ trong lúc bạn mải phục vụ bàn khác. Tất cả công sức lãi lời coi như đi tong khi chẳng may vớ phải những vị khách như vậy.

2. Những khó khăn cần biết khi kinh doanh vỉa hè

2.1. Xung đột với những người bán hàng xung quanh 

Mặc dù bạn không cạnh tranh trực tiếp nhưng sẽ có vô vàn lý do để bạn bị bắt nạt, nói xấu, gây khó dễ. Hãy tranh thủ làm công tác ngoại giao tốt trong những ngày đầu để hạn chế tối thiểu tình trạng này.

Bạn có thể chào hỏi, mua ủng hộ hàng của họ, tặng hàng của mình… để gây dựng mối quan hệ thân thiết. Vỉa hè cũng là cần câu cơm của họ, do đó không nên tranh giành khách của nhau hay nói xấu nhau, kéo khách hàng về phía mình mà hãy cùng nhau hợp tác, hàng này kết hợp với hàng kia sẽ khiến không khí buôn bán rộn ràng, hòa thuận hơn.

2.2. Những vụ xung đột, “tai bay vạ gió" không đáng có

Kinh doanh vỉa hè rất hay gặp những tình huống như thế này. Có thể là khách hàng gây sự với chủ quán hay khách này với khách kia gây sự với nhau, hoặc có vị khách “đầu gấu” nóng tính gây gổ với những người khác, phá bĩnh quán…

Nói chung dù là khách của bạn hay của hàng bên cạnh thì những sự vụ này bạn cũng phải hứng chịu. Khách của bạn thì sẽ khiến công việc kinh doanh thiệt hại không nhỏ, phải hết sức nhã nhặn và bình tĩnh, tránh việc đáng tiếc xảy ra. Nếu là khách hàng bên cạnh, khi có “chiến sự” xảy ra, chắc chắn cũng sẽ va chạm đến bàn ghế, hàng hóa của bạn sát bên… Và bạn vẫn phải “méo mặt” chấp nhận, không biết kêu ai vì đương sự đã đi mất rồi.

Kinh doanh vỉa hè không tránh khỏi những xung đột bất ngờ như vậy, nhất là tại những quán ăn, quán nhậu… Vì là hàng quán quy tụ rất nhiều thể loại khách hàng khác nhau nên bạn cần chú ý, cẩn thận trong lời nói và hành động của mình.

2.3. Yếu tố thời tiết tác động

Kinh doanh vỉa hè đồng nghĩa với việc bạn không có quán chắc chắn, mái che đàng hoàng, trang thiết bị đầy đủ. Những ngày trời khô ráo thì không sao nhưng gặp những hôm đang lúc đông khách, trời đổ mưa to thì bạn sẽ chạy không kịp.

Với những chợ vỉa hè không có mái che nên người bán và hàng hóa sẽ bị ướt hết, đặc biệt là những hàng hóa “khắc tinh” với mưa ướt như dây lưng, ví da, giày dép, quần áo… thì thiệt hại không hề nhỏ.

Mỗi trận mưa có lẽ chỉ khác nhau ở mức độ thiệt hại, bạn nên chú ý sắp xếp hàng hóa mang đi mang về thật tiện lợi, làm sao để thu dọn được càng nhanh càng tốt khi trời mưa.

Những cơn mưa có dấu hiệu báo trước thì bạn may mắn dọn hàng nhanh nhưng với những cơn mưa đột ngột trút xuống không có cơn giông, bạn nên chuẩn bị tinh thần với những trường hợp xấu này.

2.4. Các vụ lừa đảo không đáng có

Bán hàng vỉa hè nghĩa là bạn phải liên tục cảnh giác với những chiêu lừa đảo đầy rẫy khắp nơi, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Bạn phải canh chừng để không bị mất cắp đồ khi đông khách và nhất là với hàng hóa nhỏ bé, dễ giấu. Khách thường lợi dụng trời nhá nhem, đèn đường không đủ sáng, tranh thủ mua hàng lúc đông khách để trả tiền giả, tiền mất góc cũng không quá hiếm gặp.

Một vấn đề gây xôn xao nhiều nơi là gặp những kẻ lừa đảo thôi miên. Vì hàng hóa của bạn không có cửa hàng, không có camera, không có bảo vệ… chỉ có mình bạn trông hàng hóa nên phải cảnh giác cao độ. Nên đọc nhiều thông tin để có những mẹo tránh bị lừa đảo thôi miên.

2.5. Đội trật tự, cảnh sát

Đây là mối lo mà rất nhiều người bán hàng vỉa hè đối diện hàng ngày. Hàng hóa của bạn có thể bị CSTT hốt đi bất cứ lúc nào. Hãy hỏi những người bán hàng khác xung quanh để được tư vấn về cách xử lý tình huống này.

Bên cạnh đó còn có đội trật tự tại khu vực, nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, dù có có làm việc với Trị an thì khi có đợt vẫn bị thu hàng như thường. Bạn phải chuẩn bị và bày biện hàng hóa sao cho thu dọn thật nhanh khi đội trật tự đến.

3. Kinh doanh vỉa hè đừng bỏ qua kênh bán hàng online

Thời đại internet và “smartphone hoá" đã mang đến 45 triệu người thường xuyên online mỗi ngày để tìm kiếm thông tin và mua sắm. Vì thế, về xu hướng lâu dài bạn cần có một website bán đồ ăn vặt online và kết hợp cùng bán trên vỉa hè để tăng cao hơn lợi nhuận.

Cuộc sống bận rộn, rất ít người có thời gian rảnh để lang thang vỉa hè tìm kiếm món ăn họ thích, thay vào đó là họ tranh thủ vào mạng tìm kiếm các món ăn vặt online và nhấc điện thoại gọi chủ quán ship hàng tới.

Hãy cứ nghĩ mà xem, dù kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè của bạn có nhiều đến thế nào thì bạn không thể gắn bó cả đời với cái nghiệp bán hàng rong ruổi vỉa hè như thế được, rồi sẽ đến lúc “mỏi gối chùn chân” chúng ta phải dừng lại, hoặc vỉa hè bị giải tỏa, hoặc tăng giá cho thuê…

Nhưng nếu biết nắm bắt xu hướng và dịch chuyển dần sang hình thức online thì cuộc sống sau này của bạn không còn vất vả nữa. Nếu trước mắt vốn chưa có nhiều thì cứ bán trên vỉa hè.

Nhưng khi tích cóp được khoảng 10 triệu tiền lãi thì hãy nghĩ ngay đến chuyện đầu tư một website bán hàng và dịch chuyển sang cả kênh bán online nữa. Nhưng thiết kế website ở đâu là uy tín và chất lượng nhất? Zozo - đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, giá rẻ nhất, chất lượng nhất, sẽ giúp bạn thiết kế một website đúng ý!

4. Kinh doanh vỉa hè cần những mặt hàng gì?

Những mặt hàng được bán trên hè phố thường có giá rẻ và rất phong phú, đa dạng. Bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố để chọn ra một mặt hàng “ngon” nhất đối với bản thân mình và triển khai kế hoạch.

Những mặt hàng được giới trẻ buôn bán, kinh doanh nhiều trên vỉa hè có thể kể đến: đồ ăn vặt (trà sữa, bánh mì, thịt nướng, ngô nướng…); quần áo giảm giá; sách hạ giá; xôi, chè; hoa –quà tặng – đồ lưu niệm; nướng – lẩu…

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè sẽ giúp ích cho bạn khi mới bắt đầu. Trong quá trình kinh doanh nếu gặp khó khăn gì có thể để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới để cùng trao đổi nhé. Chúc bạn thành công!

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Mở quán cafe hết bao nhiêu tiền và cần chuẩn bị những gì?

Bán quần áo online: Ý tưởng tốt nhưng thực hiện sao cho hiệu quả? (Phần 1)

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn