“Bẫy tâm lý" FOMO - Tuyệt chiêu Marketing và Sức mạnh thần kỳ của FOMO với kinh doanh online

Người đăng: Thúy 1,063

80% khách hàng sẽ quyết định mua hàng theo cảm tính, họ thiên về việc “thích” và “muốn” nhiều hơn nhu cầu “cần” sản phẩm. Nếu đánh trúng tâm lý khách hàng bằng “bẫy tiếp thị hoàn hảo” Fomo Marketing, kết quả sẽ cực kỳ mĩ mãn. Đây cũng là chiêu bài hiệu nghiệm đang được nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ khai thác triệt để. Hãy cùng Zozo tìm hiểu về FOMO và cách áp dụng “bẫy tâm lý" này nhé!

1. Hiệu ứng FOMO là gì?

FOMO được viết tắt từ Fear Of Missing Out – một thuật ngữ chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ đánh mất cơ hội. Một nghiên cứu cho thấy FOMO là biểu hiện tâm lý căng thẳng và lo lắng mà mọi người gặp phải khi không có được những trải nghiệm thú vị, vui vẻ, hạnh phúc mà người khác đang có. 

Do đó, người rơi vào hội chứng này thường đưa ra các quyết định thiếu lý trí dựa vào mong muốn “người khác có thì mình cũng phải có” vì không muốn rơi vào trạng thái “tối cổ”. Nói dễ hiểu chính là tâm lý “được ăn cả”, “đua đòi”, “a dua”. Tóm lại, FOMO khiến mọi người khao khát được trở thành một phần của xu hướng, đưa ra các quyết định mua hàng dựa trên cảm tính chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân. 

Định nghĩa FOMO Marketing

Tình huống thực tế

Xin đưa ra một tình huống từ thực tế mua hàng online hầu như ai cũng từng gặp. Bạn trong vai khách hàng – đang cần mua 1 chiếc váy trên website của 1 nhãn hiệu thời trang. Mở điện thoại ra, lướt lướt vài lượt. Bỗng nhiên xuất hiện một chiếc áo vô cùng đẹp, giá lại đang sale off 50%. Quan trọng hơn nó lại xuất hiện dòng chữ động “1000 người đã mua nó” “Chỉ còn lại 100 chiếc cuối cùng cho người nhanh tay nhất”.

Chắc chắn rồi, bạn không thoát trang web vì không muốn bỏ lỡ cơ hội sở hữu chiếc áo bạn rất thích. Sau một hồi phân vân, bạn thấy chỉ còn có 99 cái áo, 1 người nào đó vừa mua! “Mình phải nhanh lên” – Thế là click ngay vào giỏ hàng và thanh toán trong chớp mắt. Nhưng nhớ không, mục đích ban đầu của bạn là mua váy cơ mà! Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đã rơi vào bẫy Fomo marketing của nhà bán hàng.

2. Sức mạnh của FOMO trong kinh doanh online

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiệu ứng FOMO đang gia tăng mạnh mẽ và đang trực tiếp tác động đến hành vi và thói quen của khách hàng. Đặc biệt là đối với những người thuộc thế hệ Millennials (thế hệ Y) và thế hệ Z - hai thế hệ chiếm phần lớn sức mua của thị trường. 

Khoảng 69% cá nhân millennials gặp phải hiện tượng này và theo Strategy Online, 60% millennials đã thực hiện phản ứng mua hàng vì họ đã rơi vào FOMO. Đó là nguyên nhân khiến các nhà tiếp thị bán hàng cho ra đời các kế hoạch gia tăng doanh số bán hàng mang tên Fomo Marketing. Áp dụng quy luật tâm lý đưa người mua vào nỗi sợ của chính họ để quyết định chi trả bill nhanh chóng.

Mặt khác, phản ứng Fomo mạnh nhất ở những người mua hàng online. Đặc biệt là trên website và các trang mạng xã hội hiện đại. Đây là các công cụ cho phép nhãn hàng xây dựng phương án tiếp cận khách hàng tuyệt vời. Truyền tải thông điệp quảng cáo cực nhanh và rộng rãi bằng tốc độ Internet toàn cầu. Kết nối, trò chuyện, truyền bá thương hiệu qua content, hình ảnh, video clip, TVC,.. Chỉ cần khai thác “trúng” điểm rơi tâm lý của khách hàng – chính là nỗi sợ mất cơ hội. Đây sẽ là một phương án có tiềm năng đem lại doanh thu “khủng” trong kinh doanh.

3. Kinh nghiệm FOMO Marketing thực chiến trên Website

Xây dựng một hệ thống Website kinh doanh chuyên nghiệp

Để có thể áp dụng hiệu ứng này một cách tốt nhất, trước hết bạn cần phải sở hữu cho mình một website chất lượng và chuyên nghiệp - nơi “bày bán’ những sản phẩm, mặt hàng kinh doanh của mình. 

Zozo tự tin mang đến cho bạn một Website kinh doanh, bán hàng với giao diện đẹp mắt, hiện đại, nắm bắt được xu hướng và đặc biệt là được tích hợp đầy đủ tính năng ưu việt giúp việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này sẽ là bước đầu tiên giúp thu hút sự chú ý cũng như tạo được niềm tin cho khách hàng bởi sự uy tín và tính chuyên nghiệp từ Website của bạn.

Nhấn mạnh sự khan hiếm - điểm cốt lõi trong FOMO Marketing

Sự khan hiếm là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý khách hàng nếu muốn áp dụng “bẫy tâm lý” FOMO. Việc một sản phẩm có số lượng giới hạn và chỉ một số người có cơ hội sở hữu sẽ tạo động lực rất lớn để khách hàng mong muốn có được nó. Vì thế, các thương hiệu nên tìm cách nhấn mạnh sự khan hiếm để đẩy nhanh tốc độ suy nghĩ và ra quyết định của khách hàng. 

Người dùng có thể ngay lập tức kích hoạt tâm lý “Sợ đánh mất” bằng Số tồn kho giới hạn. Tạo ra sự khan hiếm chính là chìa khóa thúc đẩy FOMO xảy ra nhanh chóng. Nếu biết 1 gói dịch vụ/ 1 sản phẩm sắp hết, họ sẽ quyết định rất mau lẹ. Chiêu bài này được áp dụng rất nhiều trong các trang web của nhãn hàng nổi tiếng.

Ví dụ dưới được lấy từ website booking nổi tiếng Traveloka. Trong đó nhấn mạnh số lượng phòng trống chỉ còn lại 3 phòng để kích thích nhu cầu mua.

Hiển thị Giá trị còn lại trên Traveloka

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, có nhiều cách để làm nổi bật sự khan hiếm. Chẳng hạn như số lượng sản phẩm giới hạn, thời gian mở bán giới hạn,… Ngoài ra, các thương hiệu cần sáng tạo, linh hoạt trong việc truyền tải thông điệp trong các tài liệu marketing để “cài cắm” hiệu ứng FOMO tới đối tượng mục tiêu. Các cụm từ như “Đừng bỏ lỡ” hay “Những sản phẩm cuối cùng đang được gửi tới khách hàng”, “Bạn có thể nuối tiếc nếu không thử thức uống giới hạn mùa Giáng sinh lần này”,… đều là ví dụ hay. 

Starbucks đã áp dụng hội chứng FOMO và các chiến dịch marketing rất hiệu quả

Starbucks là một thương hiệu rất khôn khéo trong việc thực hiện các chiến lược tạo sự khan hiếm cho sản phẩm của mình. Cứ tới mùa Giáng sinh hàng năm, Starbucks lại khiến dân tình phải “chao đảo” vì bộ sưu tập đồ uống phiên bản giới hạn mùa lễ hội. Trong đó, Toffee Nut Crunch Latte là thức uống liên tục cháy hàng do được khách hàng đua nhau thưởng thức và check-in. Hơn nữa, vì chỉ được bán duy nhất 1 tuần trong năm, chính sự khan hiếm này biến Toffee Nut Crunch Latte trở thành thức uống vô cùng giá trị và khiến ai cũng phải mua bằng được – đây cũng là một cách để thể hiện bản thân của giới trẻ. 

Đồng hồ đếm ngược - “ép" khách hàng quyết định nhanh

Cách thứ hai là áp dụng đồng hồ đếm ngược thời gian mua. Một phương pháp đặt “áp lực vô hình” để tạo sự thúc giục. Bắt buộc người mua phải hành động ngay trước khi lợi ích mua sắm của họ biến mất. Bạn nên kết hợp nó với các giá trị ngắn hạn (giảm giá, cơ hội ưu đãi, cơ hội còn hàng,…). Khách hàng ghé thăm website sẽ nhìn thấy đồng hồ đang chạy. Họ biết họ sắp hết thời gian để chốt 1 deal với giá hời. Cho nên sẽ quyết định bấm mua nhanh và thanh toán trước khi người khác mua mất.

Đồng hồ đếm ngược thời gian khuyến mại

Gia tăng lợi ích cho những order sớm nhất

Nâng cao hiệu quả của những chiến dịch khuyến mại, tặng quà với FOMO marketing. Cụ thể là, bạn có thể đưa ra quà tặng/giảm giá đặc biệt hơn nhưng giới hạn cho một số lượng ít người đầu tiên mua hàng. Hoặc giới hạn chỉ trong 1 thời gian nhất định. Ví dụ như ngày lễ, tuần lễ hoặc ngày thứ 5 cuối cùng của tháng). Chương trình này sẽ tạo nên tính kích thích mua hàng nhanh để sở hữu deal ngon. Đồng thời lại nâng cao sự cạnh tranh giữa người mua với nhau. Họ sẽ phải “nhanh chân lẹ tay” và “tranh nhau” để thanh toán.

Cre: Chương trình ra mắt nền tảng BePage - Tạo Landing Page quảng cáo bán hàng hiệu quả 

Bên cạnh chiến thuật tạo ra sự khan hiếm cho sản phẩm, nhà hàng/cafe cũng có thể ra mắt những quà tặng phiên bản giới hạn dành tặng cho khách hàng may mắn. Tuy nhiên, thương hiệu có thể làm cho chiến thuật này hiệu quả hơn nữa bằng cách giới hạn số người nhận quà tặng. Chẳng hạn như tặng quà cho 100 đơn hàng online đầu tiên, 50 người mua combo XYZ đầu tiên,… 

Lựa chọn những món quà tặng như thế nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Nếu khách hàng chủ yếu là dân văn phòng thì bình giữ nhiệt, bình đựng nước, cốc sứ,… sẽ là những món quà được ưa chuộng. Ngược lại, những món quà như thú bông, móc chìa khóa,… sẽ có sức hút với đối tượng khách hàng học sinh, sinh viên. Khi người này thấy người kia có món quà độc quyền của thương hiệu nào đó thường sẽ cảm thấy “ghen tỵ” và ngay lập tức cũng mua hàng để sở hữu món quà đó.  

Tặng quà phiên bản giới hạn cũng là một chiêu thức áp dụng “bẫy tâm lý" FOMO

Trong dịp sinh nhật tròn 5 tuổi vừa qua, Zozo đã thực hiện chương trình Marketing: “Mừng sinh nhật vàng - Nhận quà sức khoẻ" với những phần quà vô cùng hấp dẫn như: 

  • Máy lọc không khí Xiaomi Air Purifier 4 Lite
  • Máy lọc không khí xông tinh dầu Levoit LV-H128
  • Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Miband 
  • Máy tạo độ ẩm không khí Deerma F628

Như vậy, Zozo đã áp dụng hội chứng FOMO trong chiến dịch Marketing lần này. Và đừng quên theo dõi những sự kiện sắp tới của Zozo để “rinh" ngay những phần quà hấp dẫn nhé!

Miễn phí vận chuyển trong khung giờ nhất định

90% khách hàng cho biết miễn phí vận chuyển (Freeship) là một trong những ưu tiên chính của họ khi lựa chọn đặt hàng online. Các ưu đãi vận chuyển miễn phí khi đơn hàng có giá trị vượt trên một số tiền tối thiểu nào đó – chính là được thiết kế dựa trên bản chất của hiệu ứng FOMO. Và những chương trình này luôn đạt được hiệu quả để thúc đẩy doanh thu online. 

Khách hàng đặt hàng online rất ưa chuộng mã miễn phí vận chuyển

Hơn nữa, để kích thích khách hàng ra quyết định đặt hàng nhanh chóng hơn, hãy giới hạn áp dụng mã khuyến mãi trong một khung giờ nhất định với số lượng hạn chế. Khách hàng sẽ “sợ mất cơ hội mua giá rẻ” – đây chính là một trong những “chiêu” hiệu quả mà các thương hiệu muốn đẩy mạnh bán đồ ăn online thường dùng. Những thông điệp quảng cáo “Chỉ 50 mã freeship duy nhất cho 50 người đầu tiên” sẽ kích thích người mua quyết định đặt hàng ngay “trước khi hết”.

Đưa tâm lý học hành vi vào các chiến dịch marketing cho nhà hàng, quán cafe là một ý tưởng vô cùng tiềm năng để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số một cách đáng kể. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các chủ quán có thêm gợi ý để áp dụng FOMO vào mô hình kinh doanh của mình hiệu quả.

Sức mạnh của FOMO Marketing chính là bí thuật bán hàng, giúp đột phá doanh thu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó cũng không thể là “cú hích thần thánh" nếu sản phẩm của bạn không đủ tốt. Còn nếu Website kinh doanh bán hàng của bạn không thu hút được khách hàng, thậm chí bạn chưa sở hữu Website riêng thì đừng lo vì đã có Zozo - đơn vị thiết kế Website hàng đầu sẽ giải quyết vấn đề đó cho bạn!

Zozo hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin bổ ích có thể áp dụng vào được trong kinh doanh. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

>> Có thể bạn quan tâm:

Visual storytelling - Xu hướng content sáng tạo đột phá trong tương lai

Xu hướng Marketing sáng tạo 2022 thu hút Gen Z mà doanh nghiệp nào cũng nên biết

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn