Xu hướng thương mại điện tử mới nhất 2022

Người đăng: Thúy 519

Thương mại điện tử đã và đang là “kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thì ngành công nghiệp triệu đô này cũng đã có nhiều biến chuyển lớn trong xu hướng phát triển. Thương mại điện tử đã cứu cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong thời kỳ cao điểm của đại dịch. 

Khi đại dịch kết thúc, kỳ vọng của người tiêu dùng đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Giờ đây, họ quan tâm đến việc có trải nghiệm được cá nhân hóa. Họ thích những thương hiệu có cam kết bền vững với môi trường. Và luôn tìm cách vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, giảm giá và trải nghiệm mua sắm không rắc rối. Các thương hiệu ở mọi quy mô đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Điều này chỉ cho thấy rằng 2022 không phải là một năm để chùng xuống. 

Trong bài viết này, Zozo sẽ cung cấp các xu hướng thương mại điện tử tiềm năng nhất trong năm nay.

1. Social Commerce (Thương mại xã hội) là gì?

Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, etc làm phương tiện để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử).

Theo Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính có thể đạt 958 tỷ USD vào năm 2022, và có thể đạt 2900 tỷ USD vào năm 2026.

2. Conversational Commerce (Thương mại đối thoại) là gì?

Conversational commerce là TMĐT trên nền tảng di động có tích hợp khả năng trao đổi giữa người bán và người mua như Facebook Messenger, Zalo, Viber, etc.

Theo báo cáo từ Decision Lab, trong số người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam thì có 53% từ thị trường này.

3. Mobile Commerce (Thương mại di động) là gì?

Đây là xu hướng sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như smartphone & tablet để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Theo Adjust, đến cuối năm 2021, xu hướng này đã đóng góp đến 54% tổng doanh thu thị trường TMĐT.

4. Omnichannel (Bán hàng đa kênh) là gì?

Omni Channel được hiểu đơn giản là bán hàng đa kênh (MXH, sàn TMĐT, website TMĐT) để tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và đang sử dụng kênh nào. Mô hình này giúp bạn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.

Theo Statista, 47% doanh nghiệp Thương mại điện tử tin rằng Omni-channel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh năm 2021.

5. Xu hướng Thương mại điện tử MGM/KOL/KOC

Xu hướng MGM/KOL/KOC ngày càng trở nên phổ biến và tác động mạnh mẽ đến quyết định tiêu dùng của khách hàng. Theo AsiaPac, MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%. Xu hướng này sẽ tiếp tục “lên ngôi", ảnh hưởng đến thị trường TMĐT:

5.1. MGM (Member Get Member)

Tiếp thị giới thiệu, là hình thức tiếp thị được đánh giá cao sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong tương lai. Hiểu đơn giản là khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp. 

MGM là công cụ bán hàng có khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Bởi vì, người dùng có xu hướng hỏi thăm những người đã dùng sản phẩm cho nên khi có một người nào đó thân quen giới thiệu họ sẽ có sự tin tưởng hơn về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.

5.2. KOL (Key Opinion Leader)

Là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng. KOL có thể là diễn viên, ca sĩ, Vlogger, Blogger,… sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo và đây cũng là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. 

Chính vì vậy, khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó doanh nghiệp thường kết nối với các KOL với mục đích quảng cáo sản phẩm đến tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dù cho kinh doanh truyền thống hay thương mại điện tử KOL đều có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng cho nên hình thức này cũng khá phổ biến.

5.3. KOC (Key Opinion Consumer)

Là người tiêu dùng chủ chốt, cũng tương tự như KOL nhóm người này họ cũng có một lượng người hâm mộ và theo dõi cực lớn. Tuy nhiên KOC có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định người tiêu dùng nhiều hơn. 

Có thể nói, KOC là quảng cáo nhưng là quảng cáo tự nhiên. Bằng cách review sản phẩm trực tiếp, KOC quảng cáo sản phẩm bằng cách đánh giá chân thật chi tiết sản phẩm từ nguồn gốc cho đến cách sử dụng. Chính vì đứng trên cương vị khách hàng cho nên KOC rất hiểu tâm lý và dễ dàng lấy được niềm tin của khách hàng. KOC có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hành vi mua hàng một cách nhanh chóng.

6. Headless Ecommerce 

Là kiến trúc TMĐT trong đó frontend được liên kết với backed bằng API, gíup doanh nghiệp dễ dàng tuỳ chỉnh & cập nhật thông tin mà không gây ảnh hưởng đến giao diện người dùng hoặc các trang CMS.

Nike đã áp dụng xu hướng này từ rất sớm để xây dựng website, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Hiện nay, website của Nike có hơn 60 triệu lượt truy cập/ tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp tăng lên đáng kể.

7. Short Video Commerce (Video thương mại ngắn)

Nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là loại hình story 24h & video Tiktok mà các video thương mại ngăns đã trở nên phổ biến, thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Theo Statista, đến năm 2022 thì video trực tuyến sẽ chiếm hơn 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng - cao gấp 15 lần so với năm 2017.

8. Green Consumerism (Tiêu dùng xanh)

Là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây hại đối với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Theo khảo sát tại Anh và Mỹ do GWI thực hiện, 60% người dùng Internet sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

9. Buy Now - Pay Later (Mua trước trả sau)

Là hình thức mua sắm mà trong đó người dùng mua hàng và trả dần trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo báo cáo của Research & Markets, thanh toán mua trước trả sau tại Việt Nam đạt 697,1 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến tăng trưởng ổn định với tốc độ là 38,1% trong giai đoạn 2021-2028.

10. D2C/DTC (Direct To Customer)

DTC là mô hình kinh doanh phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, mà không cần đến các đơn vị trung gian. 

Một cuộc khảo sát của Barclay cho thấy rằng hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng có lợi cho cả nhà sản xuất và khách hàng.

Kết luận

Bắt kịp xu hướng thị trường và khách hàng là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của nhà bán. Hi vọng rằng, với 10 xu hướng TMĐT 2022 được Zozo tổng hợp có thể giúp bạn nhận định được các xu hướng tiềm năng để từ đó đề ra những chiến lược và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai!

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

Đăng ký dùng thử miễn phí TẠI ĐÂY

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Social Commerce là gì? Lợi ích của Social Commerce mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

KOL là gì? Làm thế nào để trở thành KOL Shopee? 

 

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn