Social Commerce là gì? Lợi ích của Social Commerce mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Người đăng: Thúy 1,529

Khi thương mại điện tử tiếp tục phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, “Social Commerce hay thương mại xã hội là gì?” là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Dù tiếp xúc với Social Commerce hàng ngày nhưng chúng ta có thật sự hiểu rõ về nó với từng nền tảng khác nhau? Nếu chưa, hãy cùng Zozo khám phá ngay nhé!

1. Định nghĩa Social Commerce 

Social Commerce là khi doanh nghiệp sử dụng công cụ mạng xã hội để cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Hiểu đơn giản hơn thì đó là sử kết hợp giữa SocialMedia (mạng xã hội) và eCommerce (TMĐT - thương mại điện tử). Lưu ý: nếu bán hàng thông qua các sàn như Shopee, Lazada thì sẽ gọi là E-commerce (thương mại điện tử).

2. Ví dụ về Social Commerce

Bà mẹ bỉm sữa livestream bán tã giấy trên Facebook. Hot girl kem trộn bán son trên Instagram. Rồi KOL đặt link affiliate lên trên video của mình trên TikTok. Tất cả những hoạt động đó đều là Social Commerce. Khi khách hàng hài lòng với thương hiệu của bạn, Social Media sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ hay giới thiệu về thương hiệu với những người bạn của họ. Bằng một cách rất tự nhiên, Social Media là nơi tốt nhất để thông tin được lan truyền viral.

Vì thế, Social Commerce hoạt động dựa trên một trong những nguyên tắc cơ bản của marketing đó là word-of-mouth (Tiếp Thị Truyền Miệng). Rất nhiều doanh nghiệp muốn ứng dụng Social Commerce cho doanh nghiệp của mình, bởi thực tế nó đem lại rất nhiều lợi ích từ tăng trưởng đơn hàng, tương tác của người dùng, hay thông tin khách hàng từ traffic.

Social Commerce đang trở thành vũ khí đột phá phục vụ hiệu quả cho các chiến dịch PerformanceMarketing (Tiếp Thị Hiệu Quả) trong thời gian tới khi mạng xã hội và thương mại điện tử bùng nổ. Social Commerce được dự báo sẽ có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ khi sự chuyến dịch từ BrandMarketing (Tiếp Thị Thương Hiệu) sang Performance Marketing, mà đặc biệt là AffiliateMarketing (Tiếp Thị Liên Kết - một dạng thức của Performance Marketing), đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Trong thời đại Digital Era như hiện nay, khi 70% người tiêu dùng đều ở trên Internet, sự thấu hiểu người dùng, tạo ra trải nghiệm xuất sắc trở thành năng lực quan trọng bậc nhất giúp doanh nghiệp đánh bại đối thủ, thì Social Commerce và Affiliate Marketing lại càng đóng vai trò quan trọng, khi giúp doanh nghiệp tiếp cận, có data người tiêu dùng cuối cùng mà ko phải qua bất kỳ khâu trung gian nào. Mô hình này đã chứng minh sự vượt trội về hiệu quả so với các mô hình marketing truyền thống, tương tự như cách Grab/Uber đã đánh bại mô hình taxi truyền thống.

3. Social Commerce - Sự kết hợp mới mẻ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục nhược điểm và phần nào xóa nhòa ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.

Lợi thế của Social Commerce:

  • Giá cả cạnh tranh
  • Khuyến mãi đa dạng & linh động
  • Mua sắm tiện lợi mọi lúc, mọi nơi
  • Được quyền trả giá
  • Được tư vấn & hỗ trợ trực tiếp bởi người bán
  • Sản phẩm phong phú, đa dạng
  • Thông tin sản phẩm rõ ràng
  • Chủ động tiếp cận với khách hàng
  • Khả năng Upsell/ Cross-sell

Hiệu quả của hình thức Social Commerce được cho là sẽ vượt trên thương mại điện tử. Website và Social Commerce bổ trợ nhau để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu.

Sẽ tuyệt vời hơn nếu nhà bán hàng ứng dụng nền tảng công nghệ để triển khai bán hàng trên cả website và mạng xã hội. Khi đó, bạn có thể quản lý mọi thông tin từ đơn hàng, sản phẩm, khách hàng, vận chuyển, doanh thu…từ 2 kênh trên 1 hệ thống duy nhất. Website và Social Commerce bổ trợ nhau để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu. Ví dụ, khách hàng sau khi chat và mua hàng trên mạng xã hội, nếu cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp có thể lên website để xem thêm sản phẩm (vì trên website sản phẩm đầy đủ và được sắp xếp khoa học hơn mạng xã hội) và tiếp tục đặt mua những đơn hàng mới. 

4. Sự khác biệt giữa E-commerce và S-commerce

Hai hình thức thương mại trực tuyến này rất giống nhau. Có thể nói Social Commerce là một hình thức chuyên biệt của E-Commerce. Về mặt kỹ thuật, thương mại điện tử là việc các hoạt động mua sắm được thực hiện trên các nền tảng website hoặc các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, Social Commerce đề cập đến các hoạt động được thực hiện  trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, các định nghĩa khá linh hoạt. Bạn có thể mở rộng ý nghĩa của Social Commercelà bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng được hỗ trợ bởi phương tiện truyền thông xã hội. Với định nghĩa rộng hơn này, bạn sẽ bao gồm doanh số bán hàng do quảng cáo trên mạng xã hội. Ngay cả khi mọi người truy cập vào các  liên kết trong quảng cáo đến cửa hàng trực tuyến chính của bạn. Tuy nhiên, vào năm 2020, đã có một sự gia tăng đáng kể trong Social Commerce xảy ra trên các mạng truyền thông xã hội. Với việc mọi người mua hàng mà không cần rời khỏi tài khoản xã hội của họ. Sự xuất hiện của Facebook Stores, Zalo Shop đã biến điều này thành hiện thực. 

5. Lợi ích của Social Commerce

Biến việc mua săm trở thành một trải nghiệm không thể quên

Việc mua sắm trên Social sẽ mang đến cho người dùng khả năng tương tác hai chiều đa dạng trên các nền tảng về E-commerce hiện nay.

Đơn cử, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhờ người bán tư vấn về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết thông qua các hình thức như nhắn tin, video call hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm ngay trên Messenger hoặc Zalo OA của doanh nghiệp.

Không những vậy, nhờ vào các Fanpage bán hàng mà người tiêu dùng còn được cung cấp những thông tin bổ ích, tips hướng dẫn liên quan đến vấn đề hiện tại của họ. Tất cả sẽ cùng tạo nên một không gian độc đáo, những trải nghiệm khó quên mỗi khi mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.

Dễ dàng xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, Doanh nghiệp:

  • Thiết kế và sản xuất rất nhiều thẻ cứng, giấy tích điểm
  • Nhân viên tốn rất nhiều thời gian trong việc nhập liệu data vào hệ thống
  • Không thể tracking, phân tích hành vi, thói quen của người tiêu dùng
  • ...

Kết quả, Doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và cả thời gian vào một việc không mang lại quá nhiều giá trị cho người tiêu dùng. Nhưng nhờ vào Social Commerce mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thẻ tích điểm Online, xây dựng các hoạt động về khách hàng thân thiết và cả khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào công nghệ AI.

Các nền tảng mạng xã hội còn cho phép Doanh nghiệp tương tác qua lại 2 chiều thông qua các tính năng như chat, thả react hoặc bình luận vào các bài viết. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.

Mang đến cơ hội cho bất kỳ ai trên thị trường

Social Commerce, một sân chơi dành cho bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Chỉ cần bạn có một chiếc laptop hoặc Smartphone đã được kết nối internet là bạn đã có thể khởi sự một doanh nghiệp cho riêng mình. Nhưng các bạn phải trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về Marketing, sales và chăm sóc khách hàng. Mặc dù đây chỉ là Online nhưng tất cả mọi thứ đều được diễn ra như một công ty Offline.

Với dữ liệu trên doanh nghiệp có thể thấy rằng, hầu như không có bất kỳ rào cản nào ảnh hưởng đến việc Doanh nghiệp gia nhập hoặc sử dụng Social Commerce làm công cụ để phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình cả.

6. Quy trình triển khai Social Commerce vào hoạt động kinh doanh

Bước 1: Lựa chọn nền tảng mạng xã hội mà bạn muốn tham gia

Hiện nay:

Có đến hơn 65 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội Zalo làm công cụ để giao lưu, trò chuyện và kết nối với bạn bè.

Facebook đã đạt đến con số gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước.

Mỗi một mạng xã hội sẽ có những đặc điểm, điểm nổi bật khác nhau, chính vì vậy mà Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình đâu là nền tảng chính yếu mà mình cần phải tập trung phát triển trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh, đâu là nền tảng sẽ được mở rộng sau khi Doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định.

Nếu như Doanh nghiệp có thể nguồn lực về mặt tài chính, nhân sự thì vẵn có thể cân nhắc triển khai cùng một lúc nhiều kênh.

Bước 2: Tạo tài khoản và trang Doanh nghiệp trên mạng xã hội đó

Bước này Doanh nghiệp chỉ cần tạo cho mình một tài khoản trên mạng xã hội đã chọn ở bước 1. Tiếp đến thực hiện việc thiết lập một trang Doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin dưới đây. Việc tạo dựng một trang Doanh nghiệp sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm/dịch vụ, kiến thức bổ ích,... Từ đó đạt được sự tin tưởng đến từ người tiêu dùng.

  1. Tên doanh nghiệp
  2. Số điện thoại, Website công ty
  3. Địa chỉ công ty
  4. Đoạn giới thiệu ngắn

Bước 3: Hoàn thiện chân dung khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng giúp Doanh nghiệp biết rõ và hiểu sâu hơn về các nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra nội dung truyền thông thu hút họ nhất, đề xuất phương án thỏa mãn (thiết kết sản phẩm, dịch vụ) đúng vấn đề của họ.

Việc xác định chính xác chân dung khách hàng giúp tạo ra những chiến lược, tư liệu truyền thông và bán hàng phù hợp. Từ đó giúp:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch sale & marketing.
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Tăng giá trị đơn hàng.
  • Tăng giá trị trọn đời khách hàng (khách hàng mua nhiều lần, giới thiệu thêm bạn bè).

Để vẽ được chân dung khách hàng, Doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp hay cách thức khác nhau, nhưng cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng mô hình 5W-1H gồm Who, Why, When, Where, What & How. Doanh nghiệp tìm ra được càng nhiều thông tin ở mỗi W-H thì Doanh nghiệp càng dễ dàng có được một bức tranh về khách hàng của mình chi tiết nhất có thể.

Bước 4: Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Nhờ vào bản chân dung khách hàng tiềm năng mà Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Có thể các bạn chưa biết nhưng, kế hoạch kinh doanh chính là kim chỉ nam điều hướng doanh nghiệp đi đúng đường, theo dõi được lộ trình phát triển trong hiện tại và tương lại.

Đây cúng chính là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt động tương lai của doanh nghiệp như một con đường mù mịt và không có ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là thứ giúp bạn đi trên đúng con đường mình đã chọn.

Bước 5: Ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh

Chúng ta đang kinh doanh trong một thời đại của chuyển đổi số, trong đó, công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải tiến các quy trình, văn hoá và trải nghiệm khách hàng để theo kịp sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng và phòng tránh một số rủi ro không đang có trong tương lai.

Việc ứng dụng công nghệ số Social Commerce sẽ giúp cho Doanh nghiệp đạt được những lợi ích như:

  • Tiết kiệm thời gian vận hành cho nhân sự
  • Gia tăng nâng suất kinh doanh trên các nền tảng Social
  • Tối ưu hoá hiệu quả của các chiến dịch Marketing
  • Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến
  • ...

7. Kết luận

Social media tiếp tục phát triển và sự tăng trưởng bùng nổ của e-commerce trong năm nay sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu để tạo ra những trải nghiệm Social Commerce. Social Commerce cho phép các thương hiệu tạo ra trải nghiệm khách hàng mượt mà và tiếp cận với người tiêu dùng ở những nơi quan trọng. Nhưng để thành công trong Social Commerce, marketers phải có một chiến lược rõ ràng và sử dụng các kênh phù hợp để kết nối với khách hàng mục tiêu của họ.

Các kênh lâu đời như Facebook và Instagram là những nơi tốt để bắt đầu nếu bạn chưa quen với Social Commerce. Đối với các thương hiệu muốn thực hiện bước tiếp theo thì nên thử nghiệm và học hỏi những cải tiến mới như chatbots để giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tạo niềm tin với người tiêu dùng.

 

Trải nghiệm miễn phí nền tảng Email Marketing tự động hoá chuyên nghiệp

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Gamification là gì? Xu thế truyền thông cho doanh nghiệp

Instagram Reels là gì? 5 Cách để thu hút khách hàng bằng Instagram Reels

 

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn