Chỉ 1 phút nắm lòng ngay quy trình chuẩn xây dựng thiết kế website bán hàng

Người đăng: Hoàng Trà 112

Nếu bạn đang muốn xây dựng website kinh doanh online thì việc nắm rõ quy trình để thiết kế nên một website sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chủ động hơn trong khi làm việc với đơn vị/công ty thiết kế web. 

Chính vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Zozo đi tìm hiểu về những lợi ích khi xây dựng website cho doanh nghiệp và quy trình xây dựng website chuyên nghiệp nhé. 

Xây dựng website là gì? 

xay-dung-website-la-gi

Xây dựng website là quá trình tạo ra và phát triển một trang web từ khâu lên ý tưởng ban đầu đến khi trang web hoạt động trực tuyến. Quá trình này bao gồm nhiều bước và các hoạt động liên quan đến thiết kế giao diện, lập trình, kiểm thử, triển khai và bảo trì trang web. Mục đích của việc xây dựng website có thể đa dạng, từ việc giới thiệu thông tin cá nhân, doanh nghiệp, bán hàng trực tuyến, đến cung cấp các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến

Tầm quan trọng của việc xây dựng website doanh nghiệp

tai-sao-can-xay-dung-website-thuong-mai-dien-tu

Trước khi bắt tay vào xây dựng website thì bạn nên hiểu mục đích xây dựng website là để làm gì? 

Thì việc xây dựng một website chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện dịch vụ khách hàng và mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, cụ thể, dưới đây là tóm tắt 10 lợi ích tuyệt vời mà website mang lại cho doanh nghiệp:

1. Tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu

Một website được thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt và đầu tư sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, giúp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không có website hoặc có website quá xơ sài, lỗi thời, không tối ưu hiển thị trên điện thoại di động sẽ khiến mất cảm tình, sụt giảm uy tín đáng kể.

2. Tiếp cận khách hàng 24/7

Website giúp doanh nghiệp duy trì sự hiện diện trực tuyến liên tục, cho phép khách hàng truy cập xem thông tin, sản phẩm và mua sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ lúc nào, không giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Còn doanh nghiệp thì có thể bán hàng mọi lúc cho mọi khách hàng tiềm năng, chỉ cần website có tích hợp tính năng đặt hàng/thanh toán trực tiếp.

3. Mở rộng thị trường

Website giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng ở nhiều khu vực địa lý khác nhau, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương mà còn mở rộng ra toàn quốc và quốc tế. Trong bối cảnh giao thương xuyên lục địa nhộn nhịp như hiện nay, điều này giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp muốn tiến đến việc mở rộng thị trường nước ngoài.

4. Tiết kiệm chi phí

So với việc mở thêm cửa hàng vật lý, việc duy trì một website chuyên nghiệp thường tốn ít chi phí hơn và hiệu quả hơn trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng, nhất là tệp khách hàng ở xa và quốc tế vẫn có thể truy cập vào website mua hàng mà không gặp trở ngại về khoảng cách, vị trí địa lý.

5. Cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng

Ở trên website, nút live chat và phần hỗ trợ khách hàng lúc nào cũng hiển thị ở vị trí rõ nhìn nhất. Chính vì vậy, có thể nói website cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24 và có thể dễ dàng chat với tư vấn viên ngay lập tức, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

6. Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu

Trên website có rất nhiều những công cụ từ miễn phí đến trả phí để thu thập dữ liệu khách hàng, từ đó phân tích và đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, những kế hoạch marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể qua đó hiểu hơn về khách hàng của mình và có những nghiên cứu, phát triển ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới nhất của thị trường.

7. Tăng doanh thu bán hàng

Một website thương mại điện tử chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp bán hàng trực tuyến dễ dàng hơn, từ đó tăng doanh thu và mở rộng quy mô kinh doanh. Tất nhiên, bước đầu bạn cần thu hút được lượt traffic là các khách hàng tiềm năng càng nhiều càng tốt và có chính sách bán hàng hợp lý, thu hút. 

Zozo đã có bài viết về các cách thu hút khách hàng tiềm năng, bạn có thể xem tại đây

8. Tăng cường quảng cáo và marketing

Website là một nền tảng lý tưởng để triển khai các chiến dịch quảng cáo và marketing trực tuyến như SEO, Google Ads, social media marketing, giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Đơn cử như bạn chạy quảng cáo Facebook hay Google ads thì đều cần có 1 trang đích để khách hàng truy cập vào tìm hiểu thêm và mua hàng. Và website chính là một trang đích tuyệt vời để thuyết phục khách hàng đặt hàng!

9. Tạo cơ hội hợp tác và kết nối

Một website chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với đối tác, nhà cung cấp và nhà đầu tư tiềm năng, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, website cũng là nơi cung cấp thêm thông tin về chính sách hợp tác, sản phẩm dịch vụ kèm theo những ưu điểm nổi bật, và phương châm làm việc cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng được thể hiện rõ trên website, các đối tác hoàn toàn có thể hiểu thêm về công ty của bạn thông qua website mà bạn cung cấp

10. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Trong thời đại số hóa, việc có một website chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trên thị trường. Hãy thử đóng vai 1 khách hàng đang phân vân giữa 2 thương hiệu ngang nhau, 1 bên thì có website chuyên nghiệp đẹp long lanh, 1 bên thì không có hoặc website sơ sài, khó theo dõi thông tin thì bạn sẽ nghiêng về việc hợp tác/ mua hàng với thương hiệu nào? 

Quy trình xây dựng website chuyên nghiệp chuẩn SEO

quy-trinh-xay-dung-website-chuyen-nghiep

Trong bài viết này, Zozo sẽ nói đến quy trình xây dựng website của một đơn vị thiết kế website để các bạn hiểu được rằng mình khi muốn thiết kế website chuyên nghiệp sẽ trải qua những bước nào. Từ đó, có thể chủ động làm việc với đối tác - công ty thiết kế website cho bạn để đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Thông thường, việc xây dựng website bao gồm 8 bước cơ bản: 

Bước 1:  Các công ty thiết kế web tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ khách hàng 

Trong giai đoạn này, mục tiêu chính là hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xác định mục tiêu, đối tượng người dùng, và các yếu tố quan trọng khác. Việc này giúp đảm bảo các bước tiếp theo bám sát yêu cầu và không đi lệch hướng.

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết

Sau khi thu thập thông tin từ khách hàng, các lập trình viên sẽ lập kế hoạch chi tiết cho thiết kế website:

  • Phác thảo sơ đồ website
  • Liệt kê các trang và chủ đề trên website
  • Xác định nội dung chi tiết cho từng trang

Khi lập kế hoạch, cần đảm bảo trang web hợp lý và thân thiện với người dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bước 3: Chọn tên miền phù hợp và hosting

Lựa chọn tên miền và hosting là hai quyết định quan trọng. Và khái niệm về tên miền, hosting cho những ai chưa rõ nó là gì và để làm gì, thì Zozo xin giải thích đơn giản như sau: 

  • Tên miền:  Chính là địa chỉ của website trên internet và là một phần thương hiệu.  Việc chọn một tên miền dễ nhớ và phù hợp với nội dung có thể cải thiện SEO và giúp người dùng dễ dàng truy cập.
  • Hosting:  Chính là nơi lưu trữ mã nguồn của website, ảnh hưởng trực tiếp đến đến tốc độ, hiệu suất và bảo mật của trang web. Chính vì vậy, yêu cầu ở đây là bạn cần chọn nhà cung cấp tên miền và hosting uy tín.

Bước 4: Thiết kế giao diện website 

Sau khi chọn tên miền và hosting lưu trữ thì bước tiếp theo là thiết kế giao diện. 

Giao diện website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet, chính vì vậy, phần thiết kế giao diện này rất được đầu tư và lưu ý đến. Đây cũng chính là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong các bước xây dựng website. Thì các công việc thực hiện trong bước này thường sẽ bao gồm:

  • Chốt thông điệp và ý nghĩa mà website muốn truyền tải
  • Màu sắc và font chữ

Bố cục giao diện

  • Có thể thiết kế giao diện mới hoặc chọn giao diện có sẵn, nhưng cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và tiện ích.

Bước 5: Xây dựng các tính năng cần thiết cho website 

Thì tùy vào lĩnh vực kinh doanh và loại website mà mỗi website sẽ có những tính năng giống và khác nhau. 

Nhưng có một số các tính năng cơ bản, phổ biến quyết định hoạt động của trang web như: Responsive ( tối ưu hiển thị trên mọi thiết bị truy cập), tính năng live chat tư vấn, tính năng lọc theo tiêu chí, tính năng đặt hàng, giỏ hàng, tính năng thanh toán onilne v.v.

Lưu ý:

  • Dựa theo nhu cầu thực tế để xây dựng tính năng.
  • Kiểm tra kỹ các tính năng để đảm bảo hoạt động tốt trước khi đưa vào sử dụng.

Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa 

Sau khi xây dựng tính năng, cần chạy thử và cập nhật nội dung cơ bản rồi đưa sản phẩm cho khách hàng kiểm tra. Khách hàng sẽ test các tính năng và giao diện, yêu cầu chỉnh sửa nếu có lỗi.

Tại các đơn vị thiết kế website, việc kiểm tra và chỉnh sửa được thực hiện bởi cả khách hàng và đội ngũ tester giàu kinh nghiệm, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bước 7: Đào tạo 

Sau khi nhận bàn giao website, bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng và quản trị website, cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết bao gồm cả bài viết và video. Ngoài ra, để giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất thì cũng luôn có đội ngũ kỹ thuật luôn trực 24/24 và một nhân viên kinh doanh sẽ hỗ trợ khi có yêu cầu.

Bước 8: Bảo hành và bảo trì 

Đối với các công ty thiết kế web uy tín thì họ sẽ có cam kết bảo trì và bảo hành website cho khách hàng suốt thời gian hoạt động. Đièu này sẽ được trao đổi và có cả trong hợp đồng cả 2 bên ký kết. 

Vậy thì, khi xây dựng website thì cần chú ý điều gì? 

Khi xây dựng website cần chú gì điều gì?

nhung-luu-y-khi-xay-dung-website

Dưới góc độ là một đơn vị thiết kế website, Zozo xin được đưa tới bạn một số lời khuyên nho nhỏ, giúp ích cho quá trình xây dựng và phát triển website của bạn như sau: 

1. Xác định mục tiêu rõ ràng 

Trước khi bắt tay vào việc gì, bạn cũng cần có cho mình một mục tiêu rõ ràng. Và việc thiết kế website cũng vậy. Bạn cần nắm rõ mục đích xây dựng website là gì, bán hàng hay cung cấp thông tin, giới thiệu về doanh nghiệp, đối tượng khách hàng là ai...để từ đó lấy nó làm kim chỉ nam trong suốt quá trình thiết kế web, đồng thời trao đổi rõ vàng với đơn vị thiết kế website bám vào đó xây dựng ý tưởng giao diện, tính năng phù hợp cho website của bạn. 

Ví dụ đối tượng khách hàng là người trung tuổi thì website cần rõ ràng, dễ điều hướng, còn website dành cho các bạn trẻ thì sẽ có màu sắc tươi sáng, trẻ trung, hiệu ứng...

2. Đề cao việc tối ưu trải nghiệm người dùng 

Sở dĩ, đây là lưu ý thứ 2 này mà Zozo muốn đề cập đến vì rất nhiều doanh nghiệp quá đề cao về giao diện mà "bỏ bê" về việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Trong khi, thực tế cho thấy, nếu giao diện có đẹp đến mấy mà khó dùng: thời gian load trang quá lâu, menu điều hướng không rõ ràng, không có phần lọc tìm sản phẩm.... thì khách hàng cũng sẽ bị khó chịu và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. 

Chính vì vậy, một website chuyên nghiệp là một website cần vừa đẹp vừa tối ưu tốt trải nghiệm người dùng. 

3. Thiết kế chuẩn SEO 

Như thế nào là website được thiết kế chuẩn SEO thì Zozo đã từng có bài viết. Mời các bạn quan tâm có thể đọc thêm tại đây: https://zozo.vn/blog/9-luu-y-khi-thiet-ke-website-ban-hang-chuan-seo-498

Thì một website chuẩn SEO sẽ giúp cho bạn dễ dàng tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Mà nếu bạn làm SEO tốt, được lên top 1-5 trên các công cụ tìm kiếm, thì bạn sẽ tiếp cận thêm được rất nhiều khách hàng tiềm năng truy cập trang web của bạn mà không tốn chi phí cho quảng cáo. 

Và để một website chuẩn SEO thì sẽ cần hành động từ 2 phía: đơn vị thiết kế web cần thiết kế website theo cấu trúc chuẩn SEO, và về phía bạn là người quản trị website thì cần tối ưu onpage cho website và viết bài viết chuẩn SEO. 

4.  Cung cấp nội dung chất lượng, hữu ích với người dùng 

Content is King - chắc hẳn bạn đã từng nghe câu này ở đâu đó. Và trong trường hợp để xây dựng website bán hàng hay website giới thiệu doanh nghiệp thì điều này cũng rất quan trọng. 

Hãy thử đặt vị trí vào khách hàng, khi truy cập một website có nội dung hấp dẫn, mô tả sản phẩm rõ ràng, thuyết phục, cung cấp đến người đọc những thông tin hữu ích, giả cả phù hợp...thì không có lý do gì để khách hàng có thể từ chối bạn. 

Ngược lại, nội dung trên website quá sơ sài - đọc cảm tưởng như làm cho có, thì nó sẽ gây ra sự khó chịu cho khách hàng. Và điều bạn nhận được sẽ là tỉ lệ chuyển đổi thấp, vì khách chỉ vào xong rời đi ngay vì họ chẳng thấy gì hấp dẫn. 

5. Liên tục kiểm tra và tối ưu website 

Lưu ý cuối cùng chính là liên tục cập nhật, kiểm tra và tối ưu website. Bởi, Google luôn ưu tiên và đánh giá cao những website liên tục cập nhật nội dung, cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Còn về phía khách hàng, đối tác, họ sẽ cảm nhận được sự đầu tư, nhiệt huyết và giá trị bạn thể hiện trên website của mình, từ đó lòng tin được tăng lên đáng kể. 

Do vậy, hãy luôn dành thời gian kiểm tra, cập nhật và update website của mình để luôn có phiên bản tốt nhất nhé. 

Trên đây là những gì mà Zozo muốn chia sẻ đến bạn về chủ đề Xây dựng website và Quy trình xây dựng website. 

Rất hi vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn cảm thấy không còn quá "hoang mang" khi lần đầu xây dựng website. 

Và nếu, bạn đang tìm đơn vị thiết kế website uy tín hoặc muốn trải nghiệm dịch vụ website chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ Zozo nhé. Với hơn 6 năm kinh nghiệm tạo ra hơn 15.000 website cho các doanh nghiệp lớn nhỏ, Zozo sẽ giúp bạn sở hữu website chuyên nghiệp, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. 

Để đăng ký dùng thử và trải nghiệm dịch vụ website tại Zozo, hãy điền thông tin vào form dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn miễn phí cho bạn. 

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn