Gen Z - Thế hệ tiêu dùng tương lai & Hướng đi cho doanh nghiệp

Người đăng: Thúy 6,833

Gen Z đang là đối tượng tiềm năng của thị trường tiêu dùng hiện nay. Họ dần dần tiếp quản gen Y để trở thành thị trường mục tiêu HÀNG ĐẦU của các thương hiệu. Các xu hướng nghiên cứu mới nhất cho thấy: Gen Z sẽ sớm trở thành phân khúc người tiêu dùng có sức ảnh hưởng nhất trong tương lai.

Đã đến lúc các thương hiệu nên có cái nhìn sâu hơn về thế hệ gen Z để nhanh chóng thích ứng với các trào lưu mới của những đứa trẻ trong “thời đại chấm com” này.

Hãy cùng Zozo tìm hiểu về gen Z và cách tiếp cận đối tượng này nhé!

1. Gen Z là gì?

Gen Z (Thế hệ Z) là nhóm đối ​​​tượng có năm sinh trong giai đoạn từ 1995-2012. Đây được xem là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời đại đỉnh cao của công nghệ thông tin với nhiều thay đổi trong thị trường tiêu dùng. 

Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.

Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).

2. Tại sao gọi là Gen Z?

Những người sinh năm từ 1995 đến năm 2012, lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y (Gen Y) nên được gọi là thế hệ Z hay Gen Z. Từ Gen Z xuất hiện đầu tiên trong một bài báo vào tháng 9 năm 2000.

Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,… thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.

Thế hệ Z (Gen Z) được được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp cận với công nghệ ngay từ bé. Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, có tư duy về tiền tệ, kinh tế, được hy vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.

3. Những đặc điểm của Gen Z

  • Social: Gen Z thích giao tiếp xã hội và họ có thể giành tới 7.6 tiếng mỗi ngày để trò chuyện cùng gia đình
  • Muti - tasker: Gen Z thích làm nhiều việc một lúc. Trung bình, họ sẽ làm việc với 5 màn hình cùng lúc
  • Entrepreneurs: Gen Z thích làm việc trong môi trường tự do, độc lập. 72% trong số họ muốn tự làm chủ kinh doanh trong tương lai.
  • Educated: Thế hệ Z chủ động và không ngừng học tập, ước tính cứ 2 người sẽ có một người học Cao đẳng/Đại học
  • Nhà từ thiện: Gen Z muốn đóng góp và làm nhiều việc có giá trị cho xã hội. Giá trị xã hội của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn việc làm của họ
  • Digital natives: Gen Z là những “bản địa số” thực sự, họ giành đến 15.4 giờ mỗi tuần cho smartphone.
  • Tech - savvy: Thế hệ này sống và trưởng thành với công nghệ, thành thạo công nghệ và bất cứ điều gì họ cũng có thể google để tìm câu trả lời (66% cho rằng công nghệ giúp họ có thể làm mọi thứ)
  • Tương tác: Gen Z thích tương tác và giao tiếp với mọi người. 34% trong số họ quan tâm tới việc phát triển kỹ năng quản lý con người
  • Thiếu tập trung: Gen Z cần cập nhật liên tục, cho nên 8 giây chính là thời gian để họ quyết định xem nội dung thông tin nào phù hợp và có ích với họ.
  • Cẩn trọng: Cùng gia đình trải qua cuộc Đại suy thoái, thế hệ Z có xu hướng bảo thủ trong chi tiêu.
  • Tự ý thức: Thế hệ Z tự miêu tả mình là những người tự tin, thích thể hiện bản thân và ý thức sâu sắc về mình.

4. Những số liệu đáng chú ý về hành vi tiêu dùng của Gen Z

Những số liệu đặc biệt liên quan đến hành vi và sở thích của Gen Z sẽ giúp các nhãn hàng hình dung ra bức tranh tổng quan với những xu hướng chung nổi bật có ích cho quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. (Các số liệu thống kê từ bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu các đối tượng GenZ sống tại Mỹ)

4.1. Mua sắm trực tuyến không phải là tất cả

Ngày càng nhiều Gen Z đang chuyển hướng đến các cửa hàng truyền thống. Từ Instagram đến các cửa hàng bách hóa, cửa hàng pop-up, đến chuỗi cửa hàng tiện lợi, họ mua sắm qua nhiều kênh. Một bộ phận Gen Z thường lướt các cửa hàng trực tuyến nhưng vẫn đến cửa hàng để mua sản phẩm vì họ muốn tận hưởng trải nghiệm khách hàng trực tiếp.

Một cuộc khảo sát hoàn thành vào năm 2021 cũng cho kết quả tương tự. Thế hệ Z đã mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng tương đương nhau mỗi tuần. Vì vậy, nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Thế hệ Z, thì điều quan trọng là bạn phải quảng cáo trên nhiều kênh và không chỉ tập trung vào mua sắm trực tuyến.

4.2. Xu hướng ăn uống tác động tới “ví tiền" Gen Z

Quan tâm đến các thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Gen Z đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến thói quen ăn uống của thế hệ này, từ đó tạo nên sự thay đổi của ngành công nghiệp thực phẩm trong tương lai.

Một nghiên cứu tiết lộ rằng Gen Z có ý thức cao về sức khỏe trong việc lựa chọn thực phẩm, 67% xem xét kỹ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Theo American Egg Board, xu hướng tiêu dùng và lựa chọn thực phẩm của Gen Z chủ yếu tập trung vào ba yếu tố: mạng xã hội, sự tiện lợi và sức khỏe. Họ cũng tiêu thụ nhiều các sản phẩm có nguồn gốc thực vật hơn, điều này cũng cho thấy họ cởi mở hơn với việc ăn chay. Tính đến năm 2020, khoảng 5,9% thế hệ Z ở Mỹ trả lời rằng họ theo chế độ ăn chay. Khoảng một nửa trong số đó (2,9%) theo chế độ ăn không có gluten. 

Bo Finneman, một đối tác liên kết của McKinsey, giải thích rằng những người thuộc thế hệ Gen Z đang có sự bùng nổ về chế độ ăn kiêng thích hợp. Phần lớn điều này có thể xuất phát từ “mong muốn thế hệ” về câu chuyện đằng sau chuỗi cung ứng thực phẩm (tương tự như cách họ muốn biết điều gì tạo nên thương hiệu để lựa chọn ủng hộ hay không). 

Đồ ăn tự làm gần như không nằm trong danh sách ưu tiên

Mặc dù có vẻ như không hợp lý với việc quan tâm đến sức khỏe thể chất nhưng một nghiên cứu cho thấy việc chuẩn bị thức ăn ở nhà không phải là một trong những thói quen của Gen Z. Tính đến năm 2020, chỉ có khoảng 17% cho biết họ chuẩn bị đồ ăn tự làm mỗi ngày, trong khi 37% nói rằng họ chuẩn bị đồ ăn tự làm ít nhất vài lần mỗi tuần. Ngoài ra, 15% dự kiến ​​sẽ chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ giao đồ ăn.

Liên quan đến kế hoạch của họ sau đại dịch, 44% tiết lộ trong Khảo sát thế hệ Millennials và Thế hệ trẻ năm 2021 toàn cầu của Deloitte nói rằng Gen Z sẽ đi ăn ở nhà hàng thường xuyên hơn. Điểm mấu chốt quan trọng của vấn đề này bắt nguồn từ việc thế hệ này coi trọng việc ra ngoài và tận hưởng những trải nghiệm hơn là bị “mắc kẹt” ở nhà.

Chi tiêu nhiều hơn cho đồ uống có cồn

Một nghiên cứu thống kê năm 2020 chỉ ra rằng 26% Gen Z ở Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho đồ uống có cồn vào năm ngoái. Có thể nói, đây là mức tăng cao nhất nếu so sánh với các thế hệ khác. Trước đó năm 2016, các báo cáo nói rằng Gen Z đã chi 78 tỷ đô la cho các nhà hàng và không nhiều trong số họ đủ tuổi uống rượu một cách hợp pháp. Các chủ nhà hàng nhận thấy thế hệ này cởi mở hơn với những phong cách mới , sẵn sàng thưởng thức món ăn mới lạ, thói quen sinh hoạt này cho phép các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có thể tự do sáng tạo thực đơn.

4.3. Đề cao tính bền vững và thân thiện với môi trường

Gen Z đang thúc đẩy một thị trường bền vững và thân thiện với môi trường. Thế hệ trẻ có xu hướng ưu tiên các sản phẩm có thể tái tạo thân thiện với môi trường. Khảo sát thế hệ trẻ và thế hệ Z của Deloitte Global 2021 cho thấy hơn 25% GenZ thừa nhận rằng tác động đến môi trường do một số doanh nghiệp gây ra đã ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng tính đến năm 2021, 79% thế hệ Zer sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho năng lượng sạch.

Từ đó, tính bền vững dần trở thành một yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua sắm của Gen Z. Một ví dụ là thương hiệu máy ảnh giấy mang tên Paper Shoot đã thành công trong việc thu hút một lượng lớn lượt theo dõi trên các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới khi tung ra các sản phẩm chỉ sử dụng vật liệu bền vững. Hay thời trang bền vững đến từ local brand “Môi điên” đã đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới.

Bên cạnh đó, nhóm thế hệ còn có khả năng tái chế rác thải điện tử cao thứ hai. Theo Statista, 17,6% GenZers đã tái chế rác thải điện tử của họ (2020).

4.4. Thay đổi định nghĩa về giới tính

Gen Z là thế hệ mở ra làn sóng mới về việc chấp nhận mọi giới tính, là thế hệ chấp nhận nhiều giới tính non-binary (non-binary: phi nhị giới, chỉ các nhóm giới không hoàn toàn là nam hay nữ). 

Các lựa chọn mua sắm chỉ dành riêng cho nam hoặc cho nữ giờ đây đã trở nên “lỗi thời”, tiêu biểu có thể kể đến những lần diện váy của những nam Influencer lớn trên thế giới như Jaden Smith, Lil Nas X. Các thương hiệu và công ty nhiều ngành khác cũng đã bắt đầu cập nhật thông tin này và xây dựng các chiến dựng marketing phù hợp, có thể kể đến các thương hiệu như Sephora hay Telfar đã có những bước đi mới để hướng tới ngành công nghiệp không phân biệt giới tính.

4.5. Sử dụng hình thức mua trả sau

Một cuộc khảo sát hoàn thành vào năm 2021 cho thấy khoảng 2/3 GenZers ở Úc đã sử dụng hình thức mua trả sau trong sáu tháng qua. Trong khi đó ở Mỹ chỉ có khoảng 37% người mua trực tuyến dự kiến ​​sẽ sử dụng phương thức thanh toán này vào năm 2021. Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này đã bắt đầu được các kênh thanh toán trực tuyến quan tâm hơn. Một số cái tên nổi bật đã triển khai hình thức này có Momo, Shopee,...

4.6. Quyên góp cho tổ chức từ thiện

Thế hệ Z không chỉ quan tâm đến việc tận hưởng phần thưởng cho bản thân mà còn quan tâm đến phúc lợi của những người khác. Theo Khảo sát của Deloitte Global 2021 Millennials và Gen Z, 52% đã quyên góp cho các tổ chức từ thiện trong hai năm qua. Những cách phổ biến khác mà họ đã thực hiện để thúc đẩy sự thay đổi mà họ muốn thấy trên thế giới bao gồm gây quỹ từ thiện bằng cách tài trợ (36%) và bằng phương thức tình nguyện (40%).

4.7. Một số dữ liệu thú vị khác

Gần 25% Gen Z có ít nhất một hình xăm

Các cuộc khảo sát gần đây được hoàn thành ở Mỹ cho thấy 23% Gen Z có một hoặc nhiều hình xăm tính đến năm 2021. Trong số 23% này, 4% chỉ có một trong khi 19% có nhiều hình xăm. 

Hơn 15% Gen Z nuôi thú cưng

Một cuộc khảo sát hoàn thành vào tháng 9 năm 2020 cho thấy hơn 15% những người tham gia thuộc thế hệ Z có một con vật cưng mới, một phần do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. 

Thể loại yêu thích là video âm nhạc

Vào năm 2020, âm nhạc và video âm nhạc là nhữung  nội dung được Thế hệ Z xem nhiều nhất. Hơn 60% nói rằng họ đã xem thể loại này. Khoảng 32% đã xem truyền hình thực tế và nội dung động vật.

Netflix lọt top ứng dụng phổ biến trong cộng đồng GenZ

Kể từ tháng 8 năm 2021, Gen Z là những người có nhiều khả năng đăng ký Netflix nhất ở Mỹ. Gần 80% nói rằng họ đã đăng ký Netflix.

5. Thông tin thêm về Gen Z

Gen Z đang dần trở thành thế hệ có thu nhập cao nhất và thị trường toàn cầu sẽ ngày càng phụ thuộc vào lợi ích của họ. Cụ thể, gen Z đã cung cấp 143 tỷ đô la chi tiêu hằng năm, với 127 tỷ đô la bổ sung được chi tiêu thay mặt cho các thành viên trong gia đình.

  • Chỉ 36% thế hệ gen Z có mối liên hệ chặt chẽ hoặc lòng trung thành với thương hiệu. 25% nói rằng họ xem xét tác động MÔI TRƯỜNG của doanh nghiệp trước khi mua hàng. Họ cũng thường nghiên cứu kỹ về sản phẩm cũng như HỎI Ý KIẾN bạn bè trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 3 thương hiệu đang được gen Z quan tâm nhất là: Google, Netflix, YouTube.
  •  Cộng đồng người dùng trẻ có xu hướng rời khỏi các nền tảng xã hội lớn để tụ tập trên các app online. Đó là lý do các thương hiệu đang dần chuyển qua marketing trên điện thoại di động.
  • Gen Z ngày càng dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng mạng xã hội thay thế. Họ sẽ luôn dẫn đầu cuộc chơi và làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi tiếng.

6. Lời khuyên cho thương hiệu

Hãy tập trung đẩy mạnh marketing trên các kênh Social bằng cách tối ưu NỘI DUNG kết hợp với các chiến dịch CHẠY QUẢNG CÁO trên để chạm gần hơn đến đối tượng Gen Z - thế hệ nắm giữ tương lai tiêu dùng.  

Zozo hi vọng bài viết này có ích đối với bạn!

 

Trải nghiệm miễn phí nền tảng Email Marketing tự động hoá chuyên nghiệp

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Gamification là gì? Xu thế truyền thông cho doanh nghiệp

Gen Alpha - Tương lai thương hiệu và thế hệ khách hàng tiềm năng



Nguồn tham khảo: The Influencer, Marketing AI, Spiderum

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn