Zozo

Gamification là gì? Xu thế truyền thông cho doanh nghiệp

Gamification đã giúp cho người dùng ngày càng bị lôi cuốn hơn bởi những nội dung marketing hấp dẫn. Sự kết hợp giữa marketing với game thực sự là một bước đi hoàn hảo bởi con người luôn thích những cuộc chiến thực thụ. Khi khách hàng không chỉ xem xét nội dung marketing mà thực sự hoà mình vào trải nghiệm nó sẽ đem đến hiệu quả marketing cực lớn. Vậy Gamification là gì, hãy cùng Zozo tìm hiểu kỹ hơn sau đây nhé!

1. Gamification là gì?

Nếu bạn thường xuyên chơi game và chịu khó để ý một chút, bạn sẽ nhận ra game của bạn có những thành phần trong game được phân định, chia nhỏ rõ ràng với các chức năng nhiệm vụ khác nhau, vừa tách biệt vừa hỗ trợ nhau để các gamer được chơi một cách trọn vẹn nhất. Sự phân tách các thành phần trong game với những chức năng khác nhau đã được ứng dụng rất linh hoạt vào các hoạt động lĩnh vực khác, trong đó có marketing. Do đó khái niệm Gamification trong marketing được ra đời.

Gamification dịch ra có nghĩa là trò chơi hoá, hiểu đơn giản là cách áp dụng kỹ thuật, cách chơi hay các yếu tố khác trong game vào marketing. Cách thức này gợi hứng thú cho người dùng, khuyến khích họ tham gia tích cực vào thay đổi nhận thức cua họ một cách có chủ đích nhưng hoàn toàn tự nhiên.

1.1. Tại sao việc lồng ghép gamification kích thích được người dùng tham gia nhiều hơn?

Nguyên nhân là bởi con người luôn rthích những điều vui vẻ và các trò chơi luôn khiến họ trở nên hào hứng, buông bỏ những rào cẩn phòng bị của tâm lý. Các sản phẩm tạo ra với mục đích business đơn thuần chắc chắn sẽ khó gần gũi với khách hàng.

Hoặc cách bạn “ép" khách hàng tiếp cận với mớ thông tin khô khan cũng khiến khách hàng rời xa bạn nhanh chóng. Do đó, hãy giúp khách hàng dính chặt lấy sản phẩm của bạn từ các chương trình marketing có yếu tố Gamification.

1.2. Mục tiêu của các chương trình marketing kết hợp Gamification

2. Lợi ích của việc lồng ghép Gamification vào marketing

Việc trò chơi hoá marketing giúp tối ưu chuyển đổi khách hàng rất rõ ràng. Khi khách hàng yêu thích một trò game/ ứng dụng nào đó, họ sẽ thường xuyên vào xem và thực hiện một loạt các thao tác khác (xem tin, mua sản phẩm, like, share…)

Các thương hiệu đã đạt được nhiều thành tựu lớn khi áp dụng chiến lược này. Chẳng hạn như Volkswagen thực hiện dự án tìm kiếm ý tưởng từ cộng đồng và nhận về hơn 33 triệu lượt truy cập với 120.000 ý tưởng khác nhau. Ngoài ra, các khảo sát còn cho thấy hiệu quả công việc của nhân viên tăng lên 22%, mức độ gắn bó doanh nghiệp tăng 37%.

3. Các hình thức Gamification Marketing phổ biến

Gamification là hình thức phù hợp cho bất cứ cá nhân, nhóm nhỏ hay doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng có thể áp dụng. Cách thức áp dụng cũng đơn giản dễ học và có thể biến hoá một cách đa dạng cho tăng tính độc đáo.

Các hình thức Gamification phổ biến gồm có:

3.1. Spin to Win

Đầu tiên chính là “Spin to win” hay còn gọi là “Vòng quay may mắn", trò chơi này tương tự như chiếc nón kỳ diệu trên truyền hình. Nhưng khi quay thường sẽ được nhận luôn phần thưởng, chỉ cần nhấn vào Spin/ Quay là được.

Người tạo vòng quay có thể thiết lập vòng quay theo ý thích, chẳng hạn: số lát cắt trên vòng quay, màu sắc, nội dung phần thưởng, cách chơi,... Tuy nhiên hãy chắc chắn những phần thưởng là thật, bởi khách hàng rất ghét bị lừa dối. Thậm chí họ sẽ ghi nhớ tên thương hiệu nếu ghét.

Một ví dụ điển hành cho thành công của hình thức Gamification này là Vòng quay may mắn của Klairs Việt Nam. Chỉ sau 15 ngày, vòng quay đã thu hút được 3.986 nguời chơi với số lượt chia sẻ lên đến hơn 1.300 lượt.

3.2. Quiz Game

Quiz Game là hình thức Gamification khá phổ biến với bộ câu hỏi cực phổ biến liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp muốn quảng cáo. Để trả lời những câu hỏi này, người chơi phải tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm đó.

Trang web của BuzzFeed nổi tiếng về các mảng truyền thông và giải trí của Mỹ đã đưa ra hẳn một mục riêng cho Quiz content. Tần suất xuất hiện của Quiz dày đặc, cứ cách 1 tiếng xuất bản 1 Quiz với thông tin cực đa dạng hấp dẫn trên nhiều chủ đề.

Các Quiz này không những thu hút người dùng tại Mỹ mà còn được người dân trên toàn thế giới tham gia. Điều đó đã khiến BuzzFeed trở nên vô cùng nổi tiếng. Hãng mì tôm 3 miền của Việt Nam đã tổ chức Quizgame trên Facebook và thu hút 40.000 lượt chơi chỉ trong 14 ngày ra mắt.

3.3. Tạo sân chơi riêng

Điển hình cho việc tạo sân chơi riêng biệt cho người dùng đó chính là Lotus, mạng xã hội riêng của người Việt. Các game trong đó được tạo ra, người chơi tham gia có thể đổi quà ngay trong app từ các thương hiệu nổi tiếng chẳng hạn Biti's, Samsung, The Coffee House,...

Lotus được ra mắt chỉ sau 20 ngày đã thu hút đến 2.682 người chơi, hiện nay Lotus đang dần khẳng định vị thế của mình.

4. Những lưu ý khi áp dụng Gamification trong chiến lược Marketing

4.1. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Thấu hiểu khách hàng của mình luôn là một trong những điều tối quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, marketing tiếp thị. Rõ ràng rồi! Bạn sẽ chẳng thể thu hút được đối tượng khách hàng là những người trên 30 tuổi nếu trò chơi bạn tạo ra chỉ dành cho lứa tuổi học sinh. Thậm chí ngay cả khi cùng là đối tượng trên 30 tuổi, bạn cũng sẽ cần phải có những dữ liệu chi tiết để khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của mình, có như vậy bạn mới có thể tạo ra được một game phù hợp với họ. 

4.2. Nghiên cứu và trải nghiệm

Việc nghiên cứu và trải nghiệm những trò chơi phù hợp với mục đích của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra được những đặc điểm hấp dẫn, ấn tượng, lôi cuốn và phù hợp với khách hàng của mình, giúp bạn có được những dữ liệu quan trọng khác về hành vi người dùng cũng như tính khả thi của trò chơi.

4.3. Những chương trình ưu đãi hấp dẫn

Một trong những cách thu hút khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chính là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chúng vừa thu hút được khách hàng, vừa thúc đẩy hành vi khách hàng nhanh chóng sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc hoàn thành một mục tiêu trong trò chơi với một món quà nhỏ hay một ưu đãi nào đó. Đây cũng là cách kết nối với khách hàng rất tuyệt vời đấy!

4.4. Đơn giản hoá trò chơi

Đã là trò chơi thù mục đích tối quan trọng đó là tính giải trí, do đó tốt nhất bạn không cần phải tạo ra một trò chơi hóc búa hay những dữ kiện trong game mang tính vĩ mô, nhất là khi bạn đang ứng dụng Gamification vào chiến dịch marketing của mình. Chỉ nên có độ khó vừa phải để tạo sức lôi cuốn, thử thách mà thôi, nếu không họ sẽ "khó quá bỏ qua" doanh nghiệp của bạn và đến với đối thủ của bạn đấy.

5. Một số sai lầm hay mắc phải khi triển khai Gamification

Khi bạn thực hiện bất cứ công việc gì đều có thể xảy ra những lỗi không mong muốn ảnh hưởng tới tiến độ cũng như kết quả của dự án và Gamification cũng có những lỗi thường gặp phải như: 

Tổng kết

Gamification là công cụ thú vị và hiệu quả giúp cho doanh nghiệp, người kinh doanh tăng tương tác với khách hàng, đồng thời khiến họ ghi nhớ và cảm nhận những trải nghiệm của bản thân trong chiến dịch Marketing. Nếu khéo léo lồng ghép thông tin sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu vào, bạn sẽ sớm đạt được mục đích marketing của mình.

Zozo hi vọng bài viết này có ích đối với bạn!

------

Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Headless Commerce là gì? Xu hướng thương mại điện tử mới

Instagram Reels là gì? 5 Cách để thu hút khách hàng bằng Instagram Reels