14 Cách giữ chân khách hàng hiệu quả
Giữ chân khách hàng là vấn đề mà bất kỳ ai kinh doanh cũng đều hướng đến, tại sao lại như vậy? Khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh, họ chính là người quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc giữ chân được khách hàng hiện tại sẽ tạo ra lợi nhuận ròng nhiều hơn, đồng thời giảm chi phí phát sinh từ 5-25%. Và tất nhiên, chẳng ai muốn “chia tay" với khách hàng chỉ sau một lần giao dịch.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng và giữ chân họ không phải là điều dễ dàng. Vậy làm thế nào để khách hàng quay lại với doanh nghiệp và giữ chân họ? Trong bài viết này, Zozo sẽ giúp bạn giải đáp!
1. Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Thông thường, chúng ta thường hay xem trọng thứ được gọi là “trải nghiệm ban đầu”, bởi đây là nét ấn tượng riêng mà từng doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn được sử dụng chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Cách để giữ chân khách hàng hiệu quả đó là gia tăng trải nghiệm khách hàng
Do vậy, nếu bạn biết cách áp dụng những phương thức thu hút làm gia tăng trải nghiệm khách hàng thì đó chính là thứ đòn bẩy tạo ra những yếu tố tích cực. Từ đó sẽ hạn chế tối đa tỷ lệ khách hàng rời bỏ trong tương lai và biến họ thành khách hàng của doanh nghiệp.
2. Trao quyền cho khách hàng
Những gã khổng lồ trong ngành kinh doanh cà phê luôn luôn đổi mới chiến lược marketing của họ, đặc biệt là đối với bộ phận thu hút khách hàng.
Gần đây, những nhà sáng lập của Starbucks, Zev Siegl, Jerry Baldwin và Gordon Bowker tập trung vào âm thanh và mùi hương trong của hàng của họ để tạo sự hứng thú cho khách hàng.
Nhưng để phát triển, họ cần luôn luôn sáng tạo. Một trong những động thái giữ chân khách hàng hiệu quả nhất của họ là tính năng đặt hàng và thanh toán trên thiết bị di động trong ứng dụng của họ. Nhờ có tính năng mới này, khách hàng có thể đặt cà phê trước khi đến cửa hàng.
Khách hàng nghĩ gì về tiện ích mới này? Trong ngắn hạn thì họ luôn yêu thích nó.
Cách đơn giản nhất ở đây là làm cho sản phẩm và dịch vụ của bạn dễ tiếp cận nhất có thể. Xác định mong muốn và hành vi khách hàng của bạn và tạo ra các công cụ, hệ thống hỗ trợ họ. Như thế, khách hàng sẽ đến với bạn với một nụ cười và rời đi với sự hài lòng.
3. Nói lời cảm ơn để giữ chân khách hàng
Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều người đã bỏ qua điều này khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng thích nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ bạn, đặc biệt khi họ đang trong giai đoạn “toàn tâm toàn ý” với bạn và bạn cần kéo dài điều này.
4. Nhận phản hồi thường xuyên
Những sự phản hồi hoặc những yêu cầu của khách hàng những trải nghiệm của họ về các sản phẩm dịch vụ thể hiện được cái nhìn của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn không nên bỏ qua những sự phản hồi này, sự thất vọng đôi khi lại chính là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ bạn.
Ngoài ra bạn cũng nên xem xét việc làm một cuộc khảo sát sự hài lòng trực tiếp đến khách hàng của bạn. Bạn không chỉ nhận được phản hồi có giá trị để giúp bạn cải thiện công việc kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp của bạn luôn nhận được quan tâm hàng đầu.
5. Giữ cho sản phẩm và dịch vụ nhất quán
Bạn nên nhớ rằng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nhưng thử hỏi tại sao họ lại quay lại với bạn? Thực sự thì khách hàng quay lại với bạn phần lớn bởi vì sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự tốt và chắc chắn họ muốn những lần tiếp theo đều nhận được những sự trải nghiệm tương tự hoặc tốt hơn như thế. Diện mạo bên ngoài không thể tốt bằng chất lượng và giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng. Bí quyết giữ chân khách hàng, khiến ưa thích và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ chính là chất lượng.
6. Chủ động giao tiếp với khách hàng
Một người thông minh là một người biết cách chủ động. Hãy tìm đến khách hàng trước cả khi họ cần, cung cấp cho khác hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khách hàng không ngừng tìm kiếm các thông tin nhưng họ lại chưa biết cách tìm hiểu một cách chính xác xem liệu cái nào sẽ phù hợp với mình. Vì vậy bạn cần mang đến cho họ những thông tin cần thiết để khuyến khích họ lựa chọn và “hành động”. Bạn có thể gửi sms brandname, hay email quảng cáo đến khách hàng để thông tin đến họ một cách nhanh chóng nhất.
7. Luôn tạo ra những sự khuyến khích cho khách hàng
Hãy khuyến khích khách hàng của bạn ở lại bằng cách đưa ra những ưu đãi, giảm giá, tặng các mẫu thử,…, họ sẽ cảm thấy bạn đang đề cao và thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Bạn nên đưa ra những chương trình này vào những thời điểm thích hợp như các dịp lễ tết hoặc khi bạn nhận thấy khách hàng đang có dấu hiệu của việc không quay lại với bạn.
8. Dùng trải nghiệm để khơi gợi những cảm nhận tích cực
Những nhà marketing kinh nghiệm có xu hướng tạo ra các chiến lược đem lại những cảm nhận tích cực cho khách hàng của mình.
Coca-Cola đã có chiến dịch 70 ngày xung quanh Olympics mùa hè 2012, và điểm nhấn của nó là ứng dụng “Coca-Cola Beat Generator”. Ứng dụng này mang đến những giá trị đi cùng với nhau về âm nhạc, thể thao và cùng với đó là Coca Cola
Họ giới thiệu nó trong suốt thời gian diễn ra Olympics, sử dụng những mẫu mã và hình ảnh từ chính những môn thể thao. Người dùng có thể ghi âm với chúng và chia sẻ nó qua các mạng xã hội. Kết quả là gì? Đã có 16.500 lượt truy cập vào phiên bản web và 1,78 triệu lần hiển thị trên Facebook.
Dù Coca-Cola sản xuất đồ uống, nhưng họ đã tìm ra cách thức lạ thường để khai thác những điều tích cực xung quanh một sự kiện bằng cách cung cấp những trải nghiệm khách hàng thú vị vượt ra ngoài những công việc bán hàng bình thường.
Hãy tìm ra cách tạo trải nghiệm tích cực bên ngoài sản phẩm của chính bạn. Đây là một nghệ thuật để giữ chân khách hàng tuyệt vời, một cách thức hoàn toàn bất ngờ.
9. Thực hiện khảo sát ý kiến của khách hàng
Khảo sát là một chiêu thức giúp việc theo dõi khách hàng hiệu quả hơn thông qua việc thu thập các tin tức phản hồi về trải nghiệm thực sự của khách hàng. Ngoài ra, khảo sát còn làm cho khách hàng hài lòng vì thấy doanh nghiệp biết chủ động quan tâm đến nhu cầu của họ. Xem xét và làm theo những ý kiến hợp lý của khách hàng sẽ gia tăng được tỷ lệ gắn kết với họ.
10. Phân chia từng nhóm khách hàng để phục vụ tốt hơn
Khách hàng luôn mong đợi bạn có thể hiểu về những giao dịch của bạn trước đây như họ thích sản phẩm ở điểm nào? Họ thường gặp phải những vẫn đề gì?… Khi bạn đã có được những thông tin chi tiết nhất từ phía khách hàng thì hãy phân chia thành từng nhóm để quá trình phục vụ diễn ra tốt hơn. Đây là một trong những cách giữ chân khách hàng trung thành mà bạn nhất quyết nên áp dụng cho dù bạn đang kinh doanh lĩnh vực gì đi chăng nữa.
11. Cá nhân hoá sự chăm sóc đối với khách hàng
Việc cá nhân hoá trong tương tác và chăm sóc sẽ khiến khách hàng cảm thấy rằng doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến họ. Chỉ cần những hành động như gọi tên khách hàng khi họ mua sắm hay đến các chiến lược phức tạp hơn như gửi email cá nhân,… đến từng đối tượng phù hợp sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng và những trải nghiệm khác biệt hơn. Điều này sẽ biến doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng hơn trong mắt khác hàng.
12. Đừng quá hứa hẹn mọi thứ
Mang đến cho khách hàng những sự kỳ vọng là một giải pháp giữ chân khách hàng luôn được khuyến khích, nhưng bạn phải nhớ rằng khách hàng chỉ biết và nhớ những điều bạn nói với họ. Do đó nếu bạn hứa hẹn với họ rất nhiều nhưng chỉ cung cấp cho họ những gì thấp hơn mà bạn đã nói trước đó sẽ làm mất đi sự uy tín.
Cải thiện niềm tin của khách hàng là cả một chặng đường dài để khách hàng yêu mến và trung thành với thương hiệu của bạn. Như vậy, bạn cần giữ mọi thứ từ các mô tả sản phẩm, các thông tin khuyến mãi,… một cách càng chính xác càng tốt.
13. Đừng bao giờ thể hiện sự thờ ơ với khách hàng
Trong một nghiên cứu về lý do tại sao mọi người lại ngừng giao dịch với một thương hiệu, công ty thì có đến 68% câu trả lời với lý do là họ rời đi vì thái độ thờ ơ của chủ sở hữu, người quản lý hoặc nhân viên. Vậy bài học rút ra ở đây là gì?
Trong mọi trường hợp khách hàng luôn cần nhận được sự quan tâm đúng mực vì vậy hãy cố gắng hiểu những gì mà khách hàng đang cố gắng muốn nói với bạn, đừng thờ ơ trước những ý kiến của khách hàng,… Bên cạnh đó bạn cần biết cách tạo ra một đội ngũ nhân viên hoàn hảo, vì họ chính là những những trực tiếp tiếp xúc và mang đến sự trải nghiệm cho khác hàng.
14. Xem xét các đối thủ
Bạn đừng chỉ đăm đăm chú ý đến những gì của mình mà bỏ qua những đối thủ ngoài kia. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và các đối thủ của bạn có thể thừa sức tạo ra những cú đột phá. Chính vì vậy hãy xem xét chiến lược của đối thủ để có được sự thay đổi và ứng biến phù hợp trong việc giữ chân khách hàng của mình.
Ngoài ra, sự biến động của thị trường là luôn thay đổi với nhiều sự phát triển vượt bậc, điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khách hàng của bạn. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý đến những sự thay đổi này để bắt kịp các xu hướng của thị trường.
Mặc dù biết việc giữ chân khách hàng là một bài toán khó, tuy nhiên nếu như bạn thực sự nỗ lực và áp dụng tốt những bí kíp này chắc chắn khách hàng sẽ trở lại với bạn. Ngay từ bây giờ, bạn cần bắt tay vào việc tìm kiếm và củng cố thêm lòng trung thành từ phía khách hàng của bạn. Zozo chúc các bạn thành công!
------
Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
- Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
- TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình
Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94
>> Có thể bạn quan tâm:
Instagram Reels là gì? 5 Cách để thu hút khách hàng bằng Instagram Reels
Hiểu về 6 cấp độ nhu cầu của khách hàng và áp dụng hiệu quả trong kinh doanh online
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn