Top 8 công việc quan trọng cần làm trước khi đưa website vào hoạt động
Website sau khi hoàn thiện xong liệu đã sẵn sàng để đưa vào hoạt động bán hàng ngay? Câu trả lời là chưa đâu! Bạn vẫn cần thực hiện thêm một số những công việc cần thiết khác nữa để website hoạt động hiệu quả, thu hút khách hàng, và quan trọng hơn là tuân thủ pháp luật.
Và những công việc đó là gì? Cùng Zozo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nhiều chủ shop và doanh nghiệp thường nghĩ rằng thiết kế website là có thể ngay lập tức chạy quảng cáo để bán hàng. Tuy nhiên, cách làm này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn: từ giảm hiệu suất website cho đến mất khách hàng tiềm năng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu.
Để tránh những rủi ro này và tối ưu hóa website ngay từ đầu, dưới đây là 8 việc bạn cần thực hiện ngay sau khi hoàn thiện website:
1. Thông Báo Website Với Bộ Công Thương hoặc Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương
Theo quy định tại Việt Nam, nếu website của bạn phục vụ mục đích thương mại, bạn bắt buộc phải đăng ký hoặc thông báo website với Bộ Công Thương.
Theo quy định thì bạn cần thực hiện:
- Thông báo website với Bộ Công Thương: Nếu bạn sử dụng website để bán sản phẩm/dịch vụ của mình.
- Đăng ký website với Bộ Công Thương: Nếu website hoạt động như sàn giao dịch thương mại điện tử, trang khuyến mại trực tuyến hoặc đấu giá trực tuyến.
=> Bạn có thể xem chi tiết về quy định này: Giải đáp tất tần tật câu hỏi về thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương
Lợi ích của việc thực hiện:
- Tuân thủ pháp luật, tránh bị phạt hành chính (có thể từ 10-30 triệu đồng).
- Tạo sự uy tín với khách hàng, đặc biệt khi có logo Bộ Công Thương trên website.
Do vậy, hãy đảm bảo hoàn thành bước này sớm nhất có thể để tránh rắc rối pháp lý về sau.
2. Tối Ưu Tốc Độ Tải Trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng SEO của bạn trên Google. Bởi, 2 lý do:
Thứ 1: Người dùng thường rời bỏ website nếu trang mất hơn 3 giây để tải.
Thứ 2: Google ưu tiên các website có tốc độ nhanh, giúp tăng cơ hội hiển thị ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.
Và thời gian load website khuyên dùng như sau:
- Dưới 2 giây: Tốt nhất.
- Từ 2-3 giây: Chấp nhận được.
- Trên 3 giây: Cần cải thiện ngay.
Hãy check tốc độ load website của bạn và có phương án cải thiện nếu như website của bạn đang bị chậm nhé.
3. Tối Ưu Hiển Thị Trên Mobile
Hiện nay, hơn 70% người dùng truy cập internet qua điện thoại di động. Một website không thân thiện với mobile không chỉ khiến khách hàng rời đi mà còn bị Google "phạt" bằng cách hạ xếp hạng.
Do vậy, đối với việc hiển thị website trên di động, bạn cần tối ưu các yếu tố sau:
- Giao diện rõ ràng, dễ thao tác.
- Nút bấm, menu, và nội dung hiển thị phù hợp trên màn hình nhỏ.
- Tốc độ tải nhanh trên mạng di động.
4. Cài Đặt Bảo Mật SSL
SSL (Secure Sockets Layer) là chứng chỉ bảo mật giúp mã hóa dữ liệu giữa người dùng và website. Khi cài đặt, website của bạn sẽ chuyển từ HTTP sang HTTPS.
Và những lợi ích khi bạn cài bảo mật SSL cho website chính là:
- Bảo vệ thông tin khách hàng khỏi nguy cơ bị đánh cắp.
- Tăng độ uy tín của website (Google đánh giá cao các website HTTPS).
- Thích hợp cho các website thương mại điện tử, xử lý thanh toán trực tuyến.
Thông thường một số công ty thiết kế website sẽ miễn phí cài đặt SSL cho bạn. Tuy nhiên, nếu tự cài SSL thì bạn có thể sẽ phải trả mức phí tùy vào quy mô website giá SSL dao động từ 180k/năm - 3,5 triệu/năm
>> Xem bảng giá SSL hiện tại: https://inet.vn/ssl/ssl-comodo
5. Cập Nhật Nội Dung, Viết Bài
Nội dung là "linh hồn" của website. Một website có giao diện đẹp nhưng nội dung "nghèo nàn" sẽ khó giữ chân người dùng và quan trọng hơn nữa, content và bài viết trên website còn là cách để bạn cải thiện thứ hạng SEO cho website của mình.
Do vậy, sau khi hoàn thiện website, bạn cần:
- Cập nhật thông tin sản phẩm/dịch vụ: Rõ ràng, chi tiết và hấp dẫn.
- Viết blog: Chia sẻ kiến thức, giải đáp thắc mắc để tăng lượng truy cập và cải thiện SEO.
- Tối ưu từ khóa: Chèn từ khóa liên quan để nội dung dễ dàng được tìm thấy trên Google.
6. Tích Hợp Các Công Cụ Hỗ Trợ Marketing
Website bán hàng đặc biệt hơn các kênh bán hàng khác ở chỗ bạn có thể theo dõi hành vi người dùng để từ đó phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch marketing cho phù hợp tối ưu doanh số.
Và để theo dõi và cải thiện hiệu quả hoạt động của website, bạn cần cài đặt các công cụ sau:
- Google Analytics: Theo dõi lượng truy cập, hành vi người dùng, tỷ lệ thoát trang, v.v.
- Google Search Console: Kiểm tra và khắc phục các vấn đề SEO như lỗi index, backlink, và từ khóa.
- Pixel Facebook: Thu thập dữ liệu người dùng để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả.
- Mã chuyển đổi Google Ads: Theo dõi hiệu suất quảng cáo và tối ưu chiến dịch Google Ads.
Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ và viết về các công cụ này, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Điểm khác nhau giữa Google Analytics, Google Search Console và Google Tag Manager
7. Cài Đặt Google Map (Nếu Cần)
Nếu bạn có cửa hàng hoặc văn phòng vật lý, hãy cài đặt Google My Business và gắn Google Map vào website.
Điều này giúp bạn:
- Tăng độ tin cậy và dễ dàng tìm thấy bạn trên Google.
- Hỗ trợ SEO địa phương (local SEO) để thu hút khách hàng trong khu vực.
8. Quảng Bá Website
Sau khi hoàn thiện, bước cuối cùng mới là đưa website của bạn đến với khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, trước khi chi tiền cho quảng cáo thì một tips nhỏ để tiết kiệm ngân sách cho bạn là hãy tận dụng mạng xã hội, bởi nó free mà! Một số nền tảng bạn có thể sử dụng như:
- Facebook: Đăng bài giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
- Instagram: Chia sẻ hình ảnh, video sản phẩm hoặc các câu chuyện hấp dẫn.
- TikTok: Tạo nội dung video ngắn, sáng tạo để tiếp cận lượng lớn người dùng trẻ
Các kênh khác như Email marketing: Gửi thông báo ưu đãi, khuyến mãi tự động hoặc gửi email hàng loạt đến tệp khách hàng mà bạn đã có danh sách email. Chi phí để triển khai email marketing cực rẻ chỉ từ 18đ/email. Bạn có thể suy nghĩ và tận dụng kênh này nhé.
>> Bảng giá chi tiết phần mềm Email Marketing dành cho doanh nghiệp
Tạm kết:
Việc hoàn thiện website chỉ là bước khởi đầu. Để đảm bảo website hoạt động hiệu quả và mang lại doanh thu, bạn cần đầu tư thời gian và công sức vào các bước tối ưu và quảng bá. Hãy áp dụng ngay những công việc trên để biến website của bạn thành công cụ kinh doanh mạnh mẽ nhé!
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn