Mô hình bán hàng D2C trong thương mại điện tử dần trở thành xu thế tất yếu 

Người đăng: Hoàng Trà 531

Được biết đến là một trong những mô hình hàng đầu trong khả năng tối ưu chi phí và cải thiện mối quan hệ khách hàng, D2C dần được áp dụng rộng rãi khi các doanh nghiệp lấn sân sang thương mại điện tử nhiều như hiện nay. Vậy mô hình bán hàng D2C là gì? Tồn tại cơ hội và thách thức gì đối với doanh nghiệp trong thời đại này? Cùng Zozo đi tìm lời giải trong bài viết hôm nay nhé. 

Mô hình bán hàng D2C là gì? 

Mô hình bán hàng D2C là gì?

Mô hình bán hàng D2C (Direct to Customer) thực chất là hình thức bán hàng qua Website trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ các kênh trung gian (nhà phân phối, đại lý hay cửa hàng bán lẻ) nào. 

Cụ thể, các doanh nghiệp theo mô hình D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, marketing và phân phối,.... 

Sự khác biệt giữa mô hình bán hàng D2C với các mô hình truyền thống 

Sự khác biệt giữa mô hình bán hàng D2C với các mô hình truyền thống 

Điểm khác biệt lớn nhất mà mô hình D2C đem lại cho doanh nghiệp so với các mô hình truyền thống là quá trình vận hành tiến bộ và tinh gọn.

Thay vì đến trực tiếp đến cửa hàng để mua sản phẩm, khách hàng chỉ cần “chốt đơn” tại gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, nhân viên sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và chuyển trạng thái thành đặt hàng thành công, sau đó sẽ thực hiện quá trình vận chuyển hàng hoá. 

Khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào trực tiếp với nhà sản xuất, đơn hàng sẽ được giao tới đúng theo thời gian cam kết của doanh nghiệp.

Xem thêm: Chuyện khởi nghiệp - Nên bắt đầu từ đâu? 

Cơ hội của mô hình bán hàng D2C 

Cơ hội của mô hình bán hàng D2C 

Lợi thế hàng đầu của doanh nghiệp áp dụng mô hình bán hàng D2C là giảm thiểu được phần lớn ngân sách khi không phải phân phối sản phẩm tới các đại lý hệ thống, làm chủ được quy trình vận hành bán hàng sản phẩm. 

Bên cạnh đó, việc khách hàng mua sản phẩm trực tiếp với doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng dễ hơn, nắm rõ data khách hàng, nhân khẩu học cũng như thói quen mua sắm tiêu dùng để chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng người dùng. 

Đồng thời, khi tinh gọn quy trình vận hành, người tiêu dùng cũng được mua hàng với mức giá rẻ nhất trong khi hoa hồng cho người quảng bá, phân phối cũng lại rất nhất - Đó là lý do D2C được ưa chuộng trong thời đại lạm phát cao như hiện nay. 

Mô hình bán hàng D2C tiềm ẩn thách thức gì?

Mô hình bán hàng D2C tiềm ẩn thách thức gì?

Thách thức lớn nhất trong mô hình D2C chính là tính mới. Do chưa có nhiều thông tin nên mô hình này chưa nhận được sự tin dùng cao của nhiều thương hiệu, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. 

Mô hình này cũng gia tăng khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường, khiến những doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt, mang đến trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo cho khách hàng sẽ có lợi thế nhất định và phát triển lâu dài.

Xem phần 2: Mô hình bán hàng D2C - điểm chạm lý tưởng của những doanh nghiệp lớn. 

Kết luận 

Mỗi doanh nghiệp cần có sự nhìn nhận rõ ràng và cân đối về ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, lưu lượng khách hàng để chọn được mô hình kinh doanh phù hợp nhưng không phủ nhận mô hình bán hàng D2C vẫn đang chiếm sóng và được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng. Theo dõi Zozo để cùng tìm hiểu nhiều kiến thức bổ ích nhé!

-------------------------------------------------------------

Zozo - Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp 

Website: Zozo.vn

Địa chỉ: 

  • Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
  • Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
  • TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình

Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94

Đỗ Thị Hồng Ngọc

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn