Metaverse là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về vũ trụ ảo Metaverse - công nghệ của tương lai
Sự kiện Facebook đổi tên thành Meta trong năm 2021 đã tạo nên cơn sốt thu hút sự quan tâm đối với khái niệm Metaverse. Metaverse đã và đang tạo một bước ngoặt đáng kể khi ứng dụng AI để tạo ra thế giới ảo nơi mà con người có thể giao tiếp và tương tác như thế giới ngoài đời thực. Vậy cụ thể Metaverse là gì, hãy cùng Zozo tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Metaverse là gì?
Metaverse được cấu thành bởi 2 phần: Meta và Verse, trong đó:
- Meta: là một tiền tố dùng để miêu tả những thứ vượt trội hơn, toàn diện hơn
- Verse: là cách viết ngắnn gọn của Universe - vũ trụ
Như vậy Metaverse dùng để nói về những vũ trụ toàn diện hơn, vượt trội hơn so với vũ trụ mà chúng ta đang sống. Metaverse còn được gọi là vũ trụ ảo.
Vũ trụ ảo là mạng lưới tích hợp của các thế giới 3D ảo. Chúng ta có thể truy cập vào những thế giới này thông qua bộ headset thực tế ảo (VR). Người dùng sẽ điều hướng trong metaverse bằng cách chuyển động mắt, bộ điều khiển phản hồi hoặc đọc các câu lệnh. Bộ headset sẽ khiến người dùng đắm chìm, từ đó họ cảm thấy được sự hiện diện của mình. Điều này là nhờ có những cảm giác về giác quan giống y như thật, như đang ở trong một vũ trụ ảo.
2. Sự kiện bùng nổ của Metaverse
Trước đây chúng ta vẫn nghe nhắc nhiều đến các khái niệm như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tuy nhiên đó vẫn chỉ là những công nghệ rời rạc và hơi xa vời với đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2021, sự kiện thương hiệu đình đám là Facebook đưa ra thông báo về việc đổi tên cùng với chiến lược phát triển mới đã gây sự chú ý của toàn thế giới.
Cụ thể, tại hội nghị Connect 2021 của facebook vào tháng 10, Mark Zuckerberg, đã công bố thay đổi tên công ty thành Meta, với trang web mới được đặt tên là “một công ty công nghệ xã hội”.
Facebook đã mạnh mẽ tuyên bố rằng “Với Metaverse, chúng ta sẽ có thể hiện thực hóa mọi thứ mà có thể tưởng tượng được như gặp gỡ với bạn bè và gia đình, cũng như làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm, sáng tạo – cùng với những trải nghiệm hoàn toàn mới không thực sự phù hợp với cách chúng ta nghĩ về máy tính hoặc điện thoại ngày nay,…
Trong tương lai này, chúng ta sẽ có thể di chuyển tức thời dưới dạng ảnh ba chiều để có mặt tại văn phòng mà không cần đi làm, tham gia vào một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trò chuyện trong phòng khách cùng bố mẹ “. Điều này đã tạo nên một bước ngoặt đáng kể, khiến các nhà đầu tư, các công ty và tập đoàn lớn quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi mô hình kinh doanh để tìm cách thích nghi với tốc độ tăng trưởng của công nghệ.
Metaverse được rất nhiều ông lớn công nghệ quan tâm. Có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, metaverse sẽ được sử dụng và chấp nhận rộng rãi. Cùng với Facebook, nhiều công ty công nghệ cũng đang đổ nhiều tiền bạc và nhân lực để phát triển metaverse.
3. Nguồn gốc phát triển của Metaverse
Nguồn gốc
Trong cuốn sách Snow Crash của Stephenson, con người sử dụng Virtual Reality - thực tế ảo và Digital Avatar để khám phá, đắm chìm vào một thế giới kỹ thuật số. Trong thế giới này, các nhân vật có thể dạo phố, công viên giải trí…Những sự kiện xảy ra trong metaverse đôi khi có thể ảnh hưởng đến thế giới thực trong cuốn tiểu thuyết này. Metaverse đóngv ai trò như một lối thoát khỏi hiện thực tăm tối mà các nhân vật đang đối mặt.
Cuốn sách Snow Crash của Stephenson
Những bước phát triển đầu tiên
Không rõ VR xuất hiện vào thời điểm nào nhưng có vẻ là vào thập niên 50,60 của thế kỷ trước. Morton Heilig, một nhà làm phim, đã viết về một trải nghiệm đi xem kịch mà trong đó người xem có thể tham gia vào những hoạt động đang diễn ra trên sân khấu. Vào năm 1962, ông ấy đã xây dựng một mô hình thử cho ý tưởng này của mình.
Hình ảnh chiếc VR đầu tiên
Bộ headset VR đầu tiên được Ivan Sutherland tạo ra vào năm 1968. Bộ thiết bị gắn trên đầu này khá nặng và được treo lên trần nhà để thuận lợi cho việc sử dụng.
Cụm từ “thực tế ảo” bắt đầu phổ biến hơn vào những năm 80, đến những năm 90, việc mua bán thương mại các bộ headset VR trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, sự hứng thú của mọi người không kéo dài lâu, phải đến tận những năm 2010 khi Oculus Rift được phát hành thì VR mới được quan tâm trở lại. Kể từ đó, những thiết bị VR được đầu tư phát triển và được sử dụng nhiều trong video game hay được ứng dụng vào du lịch ảo.
Những đặc điểm tiêu biểu của Metaverse
- Immersion: Metaverse cho phép người dùng được đắm chìm hoàn toàn vào một thế giới ảo mới với tính chân thực rất cao so với thế giới thực tế.
- Openness (Tính mở): Thể hiện Metaverse có thể cho phép người dùng kết nối để tham gia vào hoặc ngắt kết nối để rời khỏi bất kỳ lúc nào.
- Sustainability: Metaverse có khả năng duy trì và liên tục 24/24 các dịch vụ hay hệ sinh thái ở trong đó.
- Economic System: Đây là điểm đặc trưng nhất của Metaverse, trong đó người dùng có thể di chuyển các tài sản giữa thế giới ảo và thế giới đời thực một cách dễ dàng. Ngoài ra người dùng cũng có khả năng tích lũy và gia tăng tài sản cho mình.
4. Các ứng dụng phổ biến của Metaverse trong cuộc sống
Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như giá trị của Metaverse, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng nền tảng này để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của Metaverse bạn không thể bỏ qua:
Thể thao và giải trí
Tại một công ty game tên là Unity, Peter Moore đã cho ra mắt nền tảng tên là Unity Miracast. Nền tảng này giúp phản chiếu những môn thể thao chuyên nghiệp ở chế độ 3D trong thời gian thực (real time).
Trong đó, máy ảnh sẽ chụp các vận động viên đang thi đấu trên sân và các dữ liệu này được sử dụng nhằm tạo ra các cặp song sinh trên nền tảng kỹ thuật số. Từ đó, người dùng có thể xem trực tuyến các buổi phát sóng 3D ghi hình các trận thi đấu thể thao giải trí.
Chăm sóc sức khoẻ
Trong lịch sử, các bác sĩ chính là những người đầu tiên sử dụng công nghệ AR để hợp tác. Ví dụ như tai nghe thực tế hỗn hợp của Microsoft cho phép các bác sĩ phẫu thuật trên toàn cầu cộng tác và hỗ trợ nhau trong các quy trình tiến hành phẫu thuật cho các ca bệnh khó cần chuyên môn cao.
Cụ thể, các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng thiết bị HoloLens của Microsoft bằng cử chỉ tay và lệnh thoại để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét, truy cập dữ liệu của bệnh nhân cũng như liên lạc với các chuyên gia khác.
Ứng dụng trong giáo dục và đào tạo
Ứng dụng của metaverse trong lĩnh vực giáo dục: hỗ trợ cả giáo viên và học sinh có thể gặp nhau bất kể vị trí trong thế giới thực của họ. Từ đó, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức của mình đến cho sinh viên một cách chân thực hơn.Giáo viên không chỉ có thể nói về khám phá của họ mà còn có thể cho học sinh xem và nhập vai trong môi trường 3D.
Lĩnh vực du lịch
Việc ứng dụng của Metaverse vào trong du lịch với mong muốn sẽ thay đổi thói quen du lịch truyền thống, cung cấp trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng có thể đến nhiều địa điểm hơn mà trước giờ họ không có khả năng đi. Từ đó kích cầu ngành du lịch trở nên mạnh mẽ hơn, phát triển hơn.
Với công nghệ này thực tế ảo, khách du lịch có thể thoải mái điều khiển (xoay, di chuyển, ..) đối tượng trên màn hình, tương tác với vật, khám phá môi trường xung quanh trong không gian ảo, đặc điểm này nhằm mang lại trải nghiệm chân thực nhất cho người xem như họ đang có thật trong chính không gian đó.
5. Tiềm năng phát triển của Metaverse
Tiềm năng phát triển
Eric Hazan, tác giả của báo cáo “Value Creation in the Metaverse”, cho rằng metaverse sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế. Khách hàng sẵn sàng sử dụng các công nghệ mới, các công ty thì đầu tư mạnh mẽ vào metaverse, các nhãn hàng thử nghiệm metaverse đều nhận được những phản hồi tích cực.
Dự đoán rằng đến năm 2030, metaverse có thể tạo ra 5 nghìn tỷ, tương đương với nền kinh tế của Nhật Bản. Đây cũng là một thị trường rất tiềm năng cho các startup.
Metaverse hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc sống con người rất nhiều
Về sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, metaverse đem đến một cơ hội mới để cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, tạo ra công việc mới và quy hoạch các không gian công cộng. Những điều này đang thực sự xảy ra. Ví dụ như chính quyền Seoul lên kế hoạch dành ít nhất 32 triệu đô cho hệ sinh thái metaverse để cải thiện các dịch vụ của thành phố, đồng thời cũng để lên kế hoạch, quản lý và hỗ trợ du lịch ảo.
Thách thức lớn nhất là vấn đề nhân lực, đảm bảo nhân lực cho các dịch vụ công có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể hiện thức hóa những tiềm năng này.
Những nguy hiểm của Metaverse
Một trong những nguy hiểm của metaverse đó là việc người dùng có thể nghiện metaverse, sử dụng các thiết bị VR/AR 24/7, giống như trường hợp một số người đã nghiện internet. Điều này khiến họ tách biệt với thế giới thực
Metaverse có khả năng tạo ra cảm giác buồn bã về cuộc sống thực. Con người ta sẽ dành nhiều thời gian hơn trong metaverse, trốn tránh những công việc trong thế giới thực.
Metaverse có thể sẽ khiến con người rời bỏ cuộc sống thực tại
6. Cần chuẩn bị gì khi Metaverse đến?
Trước mắt
- Tăng tốc: Nhiều công ty, kể cả công ty công nghệ, cũng không quen thuộc với công nghệ metaverse đang phát triển từng ngày. Vì vậy họ thiếu kỹ năng và các quy trình làm việc tiêu chuẩn. Hãy thành lập một team chịu trách nhiệm việc tìm tòi về metaverse, metaverse có thể giúp gì cho công ty mình và theo dõi các trend metaverse.
Để chuẩn bị cho cơn sóng Metaverse, cách tốt nhất là hãy nhanh chóng gia nhập lĩnh vực này
- Phát triển chiến lược: Tìm ra những khe hở trong các cơ hội gần và cơ hội trong tương lai xa từ metaverse, từ đó, xây dựng những giải pháp nền tảng. Ví dụ, thuê những nhân viên có sẵn kiến thức về Metaverse.
- Thử nghiệm: Hãy chọn ra một vài cơ hội sẵn có trong metaverse hiện tại và thử nghiệm với nó. Một số cơ hội với rủi ro thấp là bán phiên bản số của các sản phẩm vật lý, các tour du lịch ảo hay ra mắt các bộ sưu tập NFT để quảng bá thương hiệu và kết nối với khách hàng.
Lâu dài
- Tập trung vào niềm tin: Các công ty nên quan tâm đến vấn đề bảo mật. Để xây dựng niềm tin với khách hàng, đối tác, hãy nói rõ họ có thể mong đợi gì từ sản phẩm metaverse của bạn và cách bạn phòng tránh các rủi ro.
- Điều chỉnh năng lực cốt lõi: Bạn có thể sẽ cần phải nâng cao trình độ nhân lực hoặc thuê nhân lực mới để loại bỏ lỗ hổng kỹ năng. Hơn nữa, vì metaverse luôn thay đổi, bạn cần tìm ra điểm khiến sản phẩm của bạn khác biệt so với đối thủ.
- Nhất quán giữa trải nghiệm trực tiếp và metaverse: Nếu bạn có kế hoạch sử dụng metaverse, bạn cần tạo ra một trải nghiệm nhất quán giữa các sản phẩm vật lý và phiên bản số hay metaverse.
Metaverse đang là xu hướng, đừng để bản thân bị tụt hậu
Qua bài viết trên, Zozo hy vọng đã cho bạn cái nhìn tổng quan về về vũ trụ ảo Metaverse - công nghệ của tương lai. Nhìn chung, Metaverse rất có tiềm năng phát triển và đang nhận được nhiều sự chú ý. Liệu metaverse thực sự có thay đổi cuộc sống con người không, thời gian sẽ trả lời.
------
Zozo - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
- Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
- TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình
Hotline: 0904.599.985/ 0936.231.322 / 090.488.60.94
>> Có thể bạn quan tâm:
Xu hướng thiết kế Website 2023: Website của bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi?
ChatGPT là gì? Những thông tin cơ bản và cách sử dụng
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn