Cách thiết kế website bán hàng (Hướng dẫn chi tiết 2023)

Người đăng: Ngọc Mai 1,954

Bạn đang bắt đầu hành trình thiết kế website bán hàng và không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, qua bài hướng dẫn này zozo hướng dẫn từng bước cụ thể để bạn biết cách thiết kế website bán hàng hiệu quả, dành riêng cho người mới bắt đầu. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

1.Cách thiết kế website bán hàng chi tiết

Xây dựng cửa hàng trực tuyến có nhiều điểm tương đồng với việc thành lập một cửa hàng: Bạn cũng phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chiến dịch marketing tăng nhận diện thương hiệu,... Để biết chi tiết cách thiết kế website bán hàng bạn theo dõi các bước dưới đây nhé.

Bước 1: Xác định mục tiêu của trang web

Xác định mục tiêu của trang web là bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Mục tiêu này giống như một ngôi nhà mà bạn đang dự định xây dựng - bạn cần phải xác định kiến trúc, kích thước, và cách bạn trang trí nó. Khi xác định được mục tiêu, bạn đang định hình được mục đích cuối cùng của trang web của bạn. Điều này có thể là bán sản phẩm, chia sẻ kiến thức, tạo thương hiệu hoặc kết nối với khách hàng. Mục tiêu giúp bạn tập trung và đo lường sự thành công của dự án, đồng thời đảm bảo rằng mọi quyết định trong quá trình thiết kế đều hướng về mục tiêu cuối cùng.

Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho trang web bán hàng của mình. Điều này bao gồm:

  • Xác định lĩnh vực hoạt động: xác định ngành bạn muốn kinh doanh và bán sản phẩm hoặc dịch vụ gì. Chẳng hạn như bạn sẽ kinh doanh dịch vụ email marketing, thiết kế landing page,...
  • Xác định mục tiêu kinh doanh: xác định những mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được với trang web của mình, ví dụ: tăng doanh số bán hàng, tạo thương hiệu, hoặc thu thập thông tin liên hệ.

Bước 2: Nghiên Cứu Thị Trường và Khách Hàng

Trước khi bạn bắt đầu xây dựng trang web, hãy hiểu rõ thị trường và đối tượng khách hàng của bạn.

  • Phân tích thị trường: khi nghiên cứu thị trường, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp, bao gồm cơ hội ,thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Hãy xem xét sản phẩm / dịch vụ công ty bạn có thể mang lại lợi ích gì cho khách hàng tiềm năng, điều này giúp bạn xác định chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định được thị trường phát triển phù hợp.
  • Xác định đối tượng mục tiêu của bạn: Đối tượng mục tiêu là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm /dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy nghiên cứu về hành vi, điểm yếu, mục tiêu, đặc điểm tính cách và thông tin nhân khẩu học trong thị trường mục tiêu của bạn và phác thảo ra chân dung khách hàng mục tiêu để nghiên cứu chiến dịch phù hợp.

Bước 3: Chọn tên miền và hosting để xây dựng website

Trước khi bắt đầu thiết kế website, bạn cần chuẩn bị tên miền và hosting để xây dựng một trang web:

  • Chọn tên miền cho website của bạn: Tên miền là tên của website khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn sẽ nhìn thấy trên thanh trình duyệt. Bạn nên đặt tên miền ngắn gọn, dễ nhớ có thể là tên thương hiệu hay dịch vụ, sản phẩm của bạn.
  • Chọn dịch vụ hosting: Chọn một đơn vị cung cấp hosting phù hợp với nhu cầu, ngân sách của bạn. Hãy cân nhắc các yếu tố như dung lượng lưu trữ, băng thông, hỗ trợ kỹ thuật, độ tin cậy, và giá cả. Có nhiều loại hosting khác nhau, bao gồm Shared Hosting, VPS Hosting, Dedicated Hosting. Tùy thuộc vào quy mô của trang web của bạn, bạn có thể chọn loại hosting phù hợp.

Bước 4: Lập bản đồ trang web của bạn

Để quá trình thiết kế dễ dàng hơn, hãy liệt kê các trang cần thiết sẽ xuất hiện trên trang web của bạn và vẽ sơ đồ cấu trúc cho trang web của bạn.

Các trang điển hình cho trang web doanh nghiệp thường có là Trang chủ, Giới thiệu, Dịch vụ /Sản phẩm, Blog, Câu hỏi thường gặp, Liên hệ, Điều khoản & chính sách,...

Bước 5: Thiết Kế và phát triển trang web của bạn

Hiện nay trên thị trường có nhiều nền tảng hỗ trợ thiết kế website như wix, zozo, wordpress, weebly, squarespace,... chính vì đó việc thiết kế trang web đã trở nên dễ dàng hơn nhiều với người mới bắt đầu. 

>>> Tìm hiểu thêm: Nền tảng thiết kế website bán hàng miễn phí

  • Thiết kế trang web cho doanh nghiệp bao gồm việc chọn ngôn ngữ, hình ảnh rõ ràng và màu sắc nhất quán (bao gồm cách phối màu, biểu tượng, phông chữ và đồ họa) phù hợp. Bạn có thể tìm cảm hứng ý tưởng thiết kế từ trang web khác và thu thập những ý tưởng đó thiết kế trang web mang màu sắc của riêng bạn.
  • Thiết kế bố cục: bạn có thể thiết kế bố cục từ đầu hoặc dễ dàng hơn là tìm mẫu phù hợp với nội dung trang web của bạn. Với phông chữ và màu sắc cần phải nhất quán trên trang web thì bố cục có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích của từng trang. Bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại bố cục trong một trang để nó trở nên thú vị hơn. Lý tưởng nhất là bố cục trang web của bạn phải có nhiều khoảng trắng để dễ nhìn nội dung hơn.  Ở bước này, bạn có thể điều chỉnh nội dung sau khi xem nó trông như thế nào trên màn hình. 
  • Tạo nội dung cho trang web của bạn: nội dung trên trang web bao gồm thông tin mô tả rõ ràng và hấp dẫn cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn bán , thông tin doanh nghiệp, hình ảnh và video chất lượng để hiển thị sản phẩm của bạn và có thể cả blog chia sẻ kiến thức và thông tin liên quan đến ngành của bạn để tạo sự tin tưởng với khách hàng

Bước 6: Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm

SEO là viết tắt của từ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên công cụ tìm kiếm. Để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm bạn triển khai các hạng mục như sau:

  • Thực hiện nghiên cứu từ khóa: từ khóa là một từ hoặc cụm từ mà người dùng internet nhập vào công cụ tìm kiếm. Bạn hãy sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để có thể tìm ra những cụm từ mà mọi người đang tìm kiếm có liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Từ những từ khoá đó bạn tạo nội dung SEO được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của những người dùng đó.
  • Tối ưu hóa tiêu đề và meta description là một phần quan trọng trong chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng.
  • Tối ưu nội dung và hình ảnh đăng tải trên trang web của bạn

Bước 7: Ra mắt và tiếp thị trang web của bạn

Với trang web của bạn được xây dựng và tối ưu hóa cho tìm kiếm, bạn đã sẵn sàng ra mắt trang web và bán sản phẩm / dịch vụ trực tuyến. Dưới đây là một số cách để tiếp thị cửa hàng trực tuyến mới của bạn:

  • Xây dựng chiến dịch tiếp thị trực tuyến: Nghiên cứu và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đối tượng mục tiêu, ngân sách, và chiến lược tiếp thị của bạn có thể như kênh email marketing, trang mạng xã hội, sự kiện,...
  • Xây dựng chiến dịch quảng cáo: nhằm tăng khách hàng tiềm năng tiếp cận với sản phẩm/ dịch vụ của bạn, hãy đề ra những chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng truy cập vào trang web bạn nhằm tăng lượng truy cập và thúc đẩy doanh số.

Bước 8: Theo dõi và tối ưu trang web của bạn tốt hơn

  • Đảm bảo trang web luôn hoạt động ổn định và bảo mật: Theo dõi trang web để đảm bảo rằng nó không gặp sự cố và an toàn, đảm bảo tốc độ tải trang nhanh chóng tăng trải nghiệm người dùng.
  • Thêm sản phẩm mới và nội dung thường xuyên: Cập nhật sản phẩm / dịch vụ mới để khách hàng có đa dạng sự lựa chọn và cập nhật nội dung hữu ích thường xuyên.
  • Tương tác với khách hàng qua phản hồi và hỗ trợ: Thường xuyên tương tác với khách hàng, giải quyết câu hỏi và phản hồi đánh giá.

2. Kết Luận

Cuối cùng, hãy đánh giá lại quá trình thiết kế và quản lý trang web bán hàng của bạn. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu, và luôn cập nhật điều chỉnh và cải tiến trang web của bạn trong quá trình bán hàng nhé, chúc bạn tự thiết kế website bán hàng thành công!

 

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn