4 cách giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn mà ai cũng cần biết

Người đăng: Admin 2,649

Trước đây khi lần đầu tiên được tự tay quản trị một website tôi cũng hừng hực ý trí lắm. Cứ nghĩ lôi kéo được khách hàng truy cập website của mình đã là một thành công, nhưng rồi tôi chợt nhận ra tại sao lượng khách hàng tuy cập web của mình cũng nhiều đấy mà tỷ lệ mua hàng thì chỉ vài phần trăm trong số đó thậm trí có khoảng thời gian tỷ lệ chuyển đổi còn bằng không. Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm rằng không phải là lôi kéo thật nhiều khách hàng truy cập vào trang web mà điều quan trọng là chuyển đổi nhiều khách hàng truy cập của bạn thành khách hàng tiềm năng hay bán hàng ngay trong lần đầu tiên họ truy cập website bởi đây có thể là cơ hội duy nhất của bạn bởi theo nghiên cứu có từ 70 - 96% người truy cập sẽ không trở lại trang web sau lần duyệt đầu tiên.

Trước đây khi lần đầu tiên được tự tay quản trị một website tôi cũng hừng hực ý trí lắm. Cứ nghĩ lôi kéo được khách hàng truy cập website của mình đã là một thành công, nhưng rồi tôi chợt nhận ra tại sao lượng khách hàng tuy cập web của mình cũng nhiều đấy mà tỷ lệ mua hàng thì chỉ vài phần trăm trong số đó thậm trí có khoảng thời gian tỷ lệ chuyển đổi còn bằng không. Từ đó tôi nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm rằng không phải chỉ có lôi kéo thật nhiều khách hàng truy cập vào trang web mà điều quan trọng là chuyển đổi nhiều khách hàng truy cập của bạn thành khách hàng tiềm năng hay bán hàng ngay trong lần đầu tiên họ truy cập website bởi đây có thể là cơ hội duy nhất của bạn, theo nghiên cứu có từ 70 - 96% người truy cập sẽ không trở lại trang web sau lần duyệt đầu tiên.

Cách duy nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi đó là thu hút những khách truy cập đó - tăng thời gian họ ở trên trang web của bạn. Dưới đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được từ chính quá trình làm việc nên có một chút quan điểm cá nhân. Không dông dài nữa sau đây là 4 cách giúp thu hút khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn.

1. Đặt Call to action (CTA) vào mỗi trang

Mỗi trang trên trang web của bạn cần có Call to action - cái mà có thể tạo ra doanh thu ngay lập tức. Tùy thuộc vào từng trang mà bạn đặt Call to action khác nhau. Mục đích cuối cùng của CTA chính là kêu gọi người truy cập đặt hàng tuy nhiên nếu bạn đang nghiên cứu về Google Adword và Google Analytics thì chắc bạn biết đến thuật ngữ conversion (sự chuyển đổi). Có 2 loại conversion là macro conversion (sự chuyển đổi chính - hành động cuối cùng thường là mua hàng) và micro conversion (sự chuyển đổi phụ).

Ví dụ với trang blog bài viết bạn có thể đặt nút CTA kêu gọi khách hàng truy cập vào những trang sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán, trang sản phẩm kêu gọi khách hàng đặt hàng, trang đặt hàng kêu gọi khách hàng điền thông tin cá nhân,...

Có vô vàn cách để bạn đặt nút Call to Action nhưng cần cân nhắc trước khi đặt, đặt như thế nào để khách hàng nghĩ rằng nó là hợp lý, chứ đừng đặt lung tung, không nên đặt tất cả CTA về cùng một loại. Tôi đã từng mắc phải sai lầm này khi đều đặt cùng một CTA kêu gọi người truy cập mua hàng tại tất cả các trang, điều này gây phản tác dụng và hầu như chẳng ai click vào cái nút đó.

2. Tạo một vài pop-up khi người dùng có ý định rời khỏi trang (exit - intent)

Popup exit intent cũng khá giống với slide-in, tuy nhiên popup này chỉ xuất hiện khi người dùng có ý định rời khỏi trang web, thể hiện dưới hình thức họ rê chuột đến thanh tab, thanh địa chỉ hoặc nút back trên trình duyệt web. Một vài khách hàng mua website của bên tôi có than phiền rằng dùng Popup không hiệu quả, tuy nhiên tại sao lại các site nổi tiếng vẫn dùng. Mục đích của Popup là cung cấp một Call to action mạnh mẽ, popup có thể nhằm giới thiệu sản phẩm, một đợt giảm giá mới nhưng nhiều nhất vẫn là nhằm thu thập email của người truy cập. 

Có nhiều cách mà bạn có thể cho chạy popup tùy vào trang khách hàng truy cập. Ví dụ:Hàng loạt bài test đã cho thấy popup thực sự hiệu quả, dù chúng phiền toái, mất lịch sự nhưng hơn hết chúng vẫn hiệu quả. Trong một bài test, một website chỉ có được 10 tới 15 subcriber một ngày bất chấp việc có 44 000 unique visitor mỗi ngày. Sau khi triển khai popup với mức delay 60 giây, website này bắt đầu có được 100 – 150 email đăng ký mới mỗi ngày.

  • Các bài đăng trên blog : Bạn có thể thiết kế các cửa sổ bật lên từ một nội dung cụ thể cung cấp cho khách truy cập cơ hội được chuyển hướng đến một bài đăng blog có liên quan. Với những nội dung khác nhau sẽ đặt những popup bài viết liên quan khác nhau để đẩy khách hàng truy cập đến thông tin bổ sung, đẩy họ đến mục tiêu chuyển đổi của bạn.
  • Trang sản phẩm : Nếu khách truy cập ở lại trên trang sản phẩm, hãy cho họ cơ hội để đọc các bài đánh giá hoặc các mẩu thông tin liên quan đến sản phẩm mà họ xem bằng các popup. Có thể đưa nội dung trả lời các câu hỏi thường gặp - nếu bạn trả lời trúng những câu hỏi mà khách hàng thắc mắc trước khi bán, bạn sẽ tăng đáng kể cơ hội chuyển đổi khách truy cập đó.
  • Trang giỏ hàng : Mặc dù bạn có thể giới thiệu phiếu mua hàng đặc biệt hoặc mã giảm giá để cố giữ khách truy cập trong giỏ hàng của bạn, bạn cũng có thể đề nghị đưa họ đến các trang cụ thể trong trang web của bạn chẳng hạn như trang đánh giá hoặc chứng thực của những khách hàng trước.

3. Sử dụng nội dung hấp dẫn thị giác

Một trong những cách dễ nhất để tăng thời gian khách truy cập ở lại website của bạn chính là những nội dung hấp dẫn thị giác. Các video giải thích luôn thu hút sự chú ý của người xem khi mô tả, giải thích về sản phẩm dịch vụ hay các infographic sẽ hấp dẫn hơn là những bài viết chỉ toàn văn bản.

Ở một số trang web, các trang đích luôn được thiết kế với nội dung hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của người truy cập, giữ họ đủ lâu để tiến đến mục tiêu cuối cùng là thôi thúc họ đặt hàng. 

Có thể lấy ví dụ website của Travelvisa họ sử dụng video nền xung quanh lời kêu gọi hành động để kéo khách đến hành vi chuyển đổi cuối cùng, thực sự tôi cái video nền của hãng này cực kỳ đẹp, mỗi lần vào là không muốn thoát ra. 

4. Trình bày nội dung theo cách mà khách hàng có thể dễ dàng lướt qua

Tôi nói điều này sẽ khiến nhiều người thắc mắc vì mục đích là đang giữ chân khách hàng mà bây giờ để họ nhanh chóng lướt qua thì làm sao họ ở lại lâu được. Tuy nhiên với những người không thích đọc chi tiết họ thường lướt qua để chắt lọc những nội dung hữu ích thì cách trình bày nội dung cực kỳ quan trọng.

Bạn nên phân tách nội dung thành nhiều phần, làm cho việc tiếp thu dễ dàng hơn, ngay cả khi chỉ cần lướt qua nó một cách nhanh chóng. Nếu bạn sử dụng tiêu đề và tiêu đề phụ một cách chính xác cùng với kiểu định dạng chính xác, bạn có thể gửi thông điệp đến khách truy cập ngay cả khi họ lướt qua nó.

Không quan trọng nội dung bạn viết là gì - chủ đề có liên quan hay không liên quan. Bạn cần phải trình bày nó tương tự như bài đăng trên blog này, có các đoạn văn có kích thước khác nhau, các tiêu đề mô tả các điểm chính. Điều này giúp khách truy cập có thể nhanh chóng lướt qua bài đăng trên blog và đi theo những luận điểm chính.

Không phải tất cả khách truy cập sẽ đọc nội dung của bạn, vì vậy nếu khách hàng truy cập có thể nhận được những luận điểm chính của bài viết một cách nhanh chóng, nó sẽ làm tăng đáng kể cơ hội khách truy cập nhấp chuột đến một trang sản phẩm hoặc để bổ sung thông tin.

Tóm lại đó là những cách mà theo tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn. Nếu bạn có ý tưởng khác hay quan điểm khác hãy comment chia sẻ cho tôi biết nhé :) 

Khoan đã nếu bạn chưa có website để phục cho việc bán hàng hay xây dựng thương hiệu trực tuyến thì hãy truy cập đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp Zozo, Zozo chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp, web bán hàng. Tham khảo bảng giá thiết kế website và dùng thử website 15 ngày miễn phí ngay nhé.

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn