Khám phá các phương thức thanh toán phổ biến nhất trên website hiện nay
Trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ, thanh toán trực tuyến đã trở nên phổ biến và đóng vai trò lớn trong quyết định trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Một hệ thống thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi không chỉ tạo dựng niềm tin mà còn giúp tăng trưởng doanh số đáng kể cho doanh nghiệp.
Nếu như bạn muốn tích hợp các phương thức thanh toán hàng đầu vào website của mình nhưng loay hoay không biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng khám phá từ việc tìm hiểu các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay, ưu và nhược điểm của từng loại thanh toán và quy trình tích hợp vào website như thế nào nhé.
Tại sao cần quan tâm đến việc thanh toán trên website?
Đầu tiên, tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thanh toán của khách hàng trên website của mình? Câu trả lời là vì đây là yếu tố quan trọng quyết định trải nghiệm mua sắm và doanh thu của họ.
Hãy thử tưởng tượng, một khách hàng đã dành thời gian để tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, nhưng khi đến bước thanh toán, họ gặp khó khăn: giao diện thanh toán phức tạp, thiếu các tùy chọn loại hình thanh toán phù hợp với họ hoặc lo ngại về tính bảo mật. Hậu quả sẽ như thế nào? Họ dễ dàng từ bỏ giỏ hàng và chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm mất doanh thu mà còn làm giảm niềm tin và trải nghiệm khách hàng với doanh nghiệp.
Ngược lại, một quy trình thanh toán mượt mà và an toàn sẽ tạo ấn tượng tích cực, giúp khách hàng cảm thấy an tâm khi giao dịch. Khi phương thức thanh toán được tích hợp đầy đủ từ thẻ tín dụng, ví điện tử cho đến thanh toán qua QR code, hay nhận hàng rồi mơi thanh toán.... khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn cách thức thanh toán phù hợp với bản thân từ đó sẽ làm tăng khả năng hoàn tất giao dịch.
Do vậy, việc quan tâm và đầu tư tìm hiểu, tích hợp phương thức thanh toán phổ biến hiên nay không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện cạnh tranh và phát triển trong thời đại số.
Cách hình thức thanh toán phổ biến trên website
Các hình thức thanh toán phổ biến trên website hiện nay rất đa dạng, mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và sự tiện lợi cho khi mua sắm trực tuyến. Và hiện nay, có một số hình thức thanh toán phổ biến như sau:
1. Thanh toán khi nhận hàng (COD - Cash on Delivery)
Đây là hình thức mà khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Hình thức này phổ biến vì tạo sự an tâm cho người mua, đặc biệt là những người không quen thuộc với thanh toán trực tuyến.
2. Thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (Credit/Debit Cards)
Khách hàng có thể sử dụng thẻ Visa, MasterCard, American Express, hoặc các loại thẻ khác để thanh toán trực tiếp trên website. Hình thức này nhanh chóng và an toàn nhờ vào các lớp bảo mật như OTP (One-Time Password)
3. Chuyển khoản ngân hàng
Khách hàng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người bán. Đây là hình thức thanh toán truyền thống, phù hợp với những giao dịch lớn hoặc khi khách hàng muốn tránh sử dụng thẻ.
4. Ví điện tử (E-wallets)
Các ví điện tử như Momo, ZaloPay, ShopeePay, VNPay, hoặc PayPal cho phép khách hàng liên kết tài khoản ngân hàng và thanh toán nhanh chóng. Đây là xu hướng ngày càng phổ biến nhờ tính tiện lợi và tích hợp nhiều chương trình khuyến mãi.
5. Thanh toán qua QR code
Khách hàng chỉ cần quét mã QR trên website bằng ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán. Hình thức này đang trở nên phổ biến do tính nhanh gọn và không cần nhập thông tin thẻ.
6. Trả góp qua thẻ tín dụng
Một số website hỗ trợ khách hàng thanh toán theo phương thức trả góp qua thẻ tín dụng. Đây là lựa chọn hữu ích cho những sản phẩm có giá trị lớn, giúp người mua chia nhỏ khoản thanh toán.
7. Thanh toán qua dịch vụ viễn thông
Một số dịch vụ cho phép khách hàng thanh toán thông qua số dư điện thoại, phù hợp với các giao dịch nhỏ lẻ hoặc mua các dịch vụ trực tuyến.
Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán trên website
Và trong 7 hình thức thanh toán trên, chúng ta có thể chia ra 2 hình thức là thanh toán trực tuyến và thanh toán offline, thì hình thức thanh toán offline sẽ chỉ có COD - thanh toán khi nhận hàng.
Nên từ đó, có thể tổng quát ưu và nhược điểm của 2 hình thức thanh toán trực tuyến và thu COD đối với doanh nghiệp qua bảng như sau:
Các khía cạnh | Thanh toán trực tuyến | Thanh toán khi nhận hàng |
Tính tiện lợi | Nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể thanh toán ngay trên website hoặc ứng dụng mà không cần tiền mặt. | Khách hàng thanh toán khi nhận hàng, không cần tài khoản ngân hàng hay ví điện tử, phù hợp với người không quen với thanh toán trực tuyến. |
Phạm vi sử dụng | Phù hợp với khách hàng quen sử dụng thẻ tín dụng, ví điện tử, chuyển khoản và mua sắm online. | Phổ biến tại Việt Nam và các thị trường chưa phát triển mạnh về thanh toán trực tuyến. Phù hợp với khách hàng muốn kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán. |
Độ an toàn | An toàn nếu sử dụng cổng thanh toán có bảo mật cao (OTP, SSL, 2FA), tuy nhiên vẫn có rủi ro từ giao dịch giả mạo. | An toàn về mặt thông tin tài khoản vì khách hàng không cần cung cấp thông tin thẻ hay tài khoản trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro mất hàng hoặc thất thoát trong quá trình giao nhận. |
Tốc độ xử lý | Xử lý ngay khi giao dịch được hoàn tất, giúp đẩy nhanh tiến trình giao hàng và tăng tốc độ vận hành. | Chậm hơn do phải đợi đến khi hàng được giao mới hoàn tất thanh toán, ảnh hưởng đến tiến độ đơn hàng. |
Chi phí vận hành | Chi phí thanh toán thấp hơn, không cần thuê nhiều nhân viên giao nhận thu tiền mặt. | Tốn chi phí thu tiền mặt và vận chuyển, đặc biệt nếu đơn hàng bị từ chối hoặc không thành công. |
Tỷ lệ hủy đơn hàng | Thấp hơn do khách hàng đã thanh toán trước, giảm khả năng từ bỏ giỏ hàng sau khi đặt mua. | Cao hơn vì khách hàng có thể từ chối nhận hàng vào phút cuối, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. |
Trải nghiệm khách hàng | Cung cấp nhiều phương thức thanh toán linh hoạt, tạo trải nghiệm mượt mà, khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều hơn. |
Khách hàng an tâm hơn khi được kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán, nhưng lại mất thời gian hơn và có thể gây bất tiện khi phải chờ đợi. |
Quản lý và theo dõi | Dễ quản lý và theo dõi dòng tiền, mọi giao dịch được ghi nhận tự động và chính xác. | Khó quản lý dòng tiền hơn vì phụ thuộc vào việc thu tiền từ nhân viên giao hàng. Thời gian nhận tiền về doanh nghiệp lâu hơn. |
Còn đối với khách hàng, thì những ưu điểm/nhược điểm của 2 phương thưc thanh toán trực tuyến và offline như sau:
Thanh toán trực tuyến | Thanh toán khi nhận hàng | |
Ưu điểm |
- Nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện, giúp khách hàng hoàn tất giao dịch ngay lập tức. - Đa dạng phương thức thanh toán (thẻ, ví điện tử), linh hoạt hơn trong việc lựa chọn. - Quá trình thanh toán tự động, giảm thời gian chờ đợi và giúp đơn hàng được xử lý nhanh hơn. |
- Khách hàng chỉ thanh toán khi nhận hàng, tạo cảm giác an toàn và giảm lo ngại về mất tiền - Không cần tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. - Không cần tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. |
Nhược điểm |
- Yêu cầu khách hàng có kiến thức công nghệ và có kết nối internet. - Rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân nếu không sử dụng cổng thanh toán an toàn. - Nếu có sự cố với giao dịch, quá trình hoàn tiền có thể phức tạp hơn. |
- Thời gian giao hàng lâu hơn do phải chờ đến khi nhận hàng mới thanh toán. - Khách hàng phải trả tiền mặt, có thể gây bất tiện nếu không có sẵn tiền mặt khi nhận hàng. - Khách hàng có thể từ chối nhận hàng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. |
Do vậy, những tệp khách hàng phù hợp và yêu thích hình thức thanh toán online sẽ bao gồm: người trẻ tuổi thường có kiến thức công nghệ cao, quen với việc sử dụng thẻ tín dụng, ví điện tử và các ứng dụng mua sắm online. Còn nhóm khách hàng yêu thích việc thanh toán khi nhận hàng sẽ là người cao tuổi, ít quen thuộc với công nghệ, cảm thấy an tâm hơn khi kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán.
Tư đây, bạn có thể căn cứ vào tệp khách hàng của mình để lựa chọn tích hợp phương thức thanh toán phù hợp.
>> 4 chứng chỉ cần thiết để website hoạt động an toàn, bảo mật
Cách tạo thanh toán trực tuyến trên website
Về cơ bản sẽ có các bước như sau:
Bước 1. Lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến
Cổng thanh toán là dịch vụ trung gian giúp xử lý các giao dịch thanh toán trực tuyến một cách an toàn và bảo mật. Bạn cần chọn một cổng thanh toán phù hợp với thị trường và nhu cầu của website, ví dụ như:
- Ở Việt Nam: VNPay, Momo, ZaloPay, ShopeePay, Payoo, Ngân Lượng, v.v.
- Quốc tế: PayPal, Stripe, 2Checkout, Authorize.Net.
Bước 2. Đăng ký tài khoản với cổng thanh toán
Liên hệ và đăng ký tài khoản với cổng thanh toán đã chọn. Thông thường, bạn sẽ cần cung cấp:
- Giấy phép kinh doanh của công ty.
- Thông tin tài khoản ngân hàng để nhận tiền.
- Thông tin website (domain, địa chỉ IP, v.v.).
Bước 3: Thực hiện tích hợp cổng thanh toán vào website
Cổng thanh toán sẽ cung cấp cho bạn các công cụ tích hợp vào website:
- API: Giao diện lập trình ứng dụng để kết nối website với cổng thanh toán. Bạn cần nhờ đến đội ngũ kỹ thuật tích hợp API này.
- Plugin: Nếu website của bạn sử dụng các nền tảng như WordPress, Magento, Shopify, có thể sử dụng các plugin cổng thanh toán có sẵn.
- Form thanh toán: Một số cổng thanh toán cho phép tạo form thanh toán đơn giản mà không cần viết mã
Bước 4. Kiểm tra và cấu hình bảo mật
Đảm bảo quá trình thanh toán trực tuyến trên website được bảo mật:
- Chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer): Bảo mật các thông tin nhạy cảm của khách hàng trong quá trình thanh toán.
- Xác thực hai yếu tố (2FA): Tăng cường bảo mật bằng cách yêu cầu mã OTP khi thực hiện thanh toán.
- PCI DSS Compliance: Đảm bảo website tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bảo mật của ngành thẻ.
5. Thiết kế giao diện thanh toán
Giao diện thanh toán cần dễ sử dụng và trực quan, giúp khách hàng hoàn thành giao dịch một cách nhanh chóng:
- Form đơn giản: Chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết.
- Tùy chọn thanh toán đa dạng: Hiển thị các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, ví điện tử, QR code, chuyển khoản ngân hàng.
6. Kiểm tra và chạy thử hệ thống thanh toán
Trước khi đi vào hoạt động chính thức, cần kiểm tra kỹ hệ thống thanh toán:
- Thực hiện giao dịch thử với các phương thức thanh toán khác nhau.
- Đảm bảo tiền được chuyển về tài khoản đúng cách.
- Kiểm tra tính bảo mật và xử lý lỗi nếu có.
7. Theo dõi và quản lý giao dịch
Sau khi hệ thống thanh toán trực tuyến được triển khai, bạn cần theo dõi các giao dịch:
- Xác nhận và xử lý đơn hàng khi thanh toán thành công.
- Đối chiếu báo cáo doanh thu từ cổng thanh toán.
- Quản lý hoàn tiền hoặc khiếu nại khi khách hàng gặp sự cố.
Và tất nhiên, khi bạn sử dụng dịch vụ thiết kế website trọn gói thì bên đơn vị thiết kế web sẽ tư vấn, hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ bạn tích hợp những phương thức thanh toán này.
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến các hình thức thanh toán phổ biến trên website và cách kết nối, tích hợp trên website.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Để lại ý kiến
Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn