Hồ sơ thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương bao gồm những gì?

Người đăng: Hoàng Trà

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc kinh doanh trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, các website thương mại điện tử cần phải được thông báo với Bộ Công Thương.

Vậy, hồ sơ thông báo website thương mại điện tử cần chuẩn bị những gì để tránh những rủi ro pháp lý và nâng cao uy tín thương hiệu? Hãy cùng Zozo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Thông báo website với Bộ Công Thương là gì? 

thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong-la-gi

Thông báo website với Bộ Công Thương là một thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Theo đó, để bảo vệ hoạt động kinh doanh lành mạnh trên môi trường thương mại điện tử, tránh đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, pháp luật Việt Nam đã quy định mọi website thương mại điện tử đều phải thông báo với cơ quan quản lý ( ở đây là Bộ Công Thương) trước khi tiến hành bán hàng cho người tiêu dùng.

Những trường hợp nào phải tiến hành thông báo website với Bộ Công Thương?

 Trích dẫn nguyên văn từ trang web http://online.gov.vn/ của Bộ Công Thương thì những đối tượng cần tiến hành thông báo website là: "Tất cả các thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành thông báo với Bộ Công Thương về các website TMĐT bán hàng do chính thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình "

=> Ta có thể hiểu nôm na rằng: Mọi website bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến thì đều cần phải thông báo với Bộ Công Thương. 

Không thông báo website với Bộ Công thương sẽ bị xử phạt như nào? 

khong-thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong-se-bi-xu-phat-nhu-nao

heo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về quy định các vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chi tiết mục 11 – Điều 81 khoản 2,3,4,5 theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP mức phạt được quy định cụ thể liên quan như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

=> Như vậy có thể thấy rằng: Các doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ nếu không thông báo website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng; gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website. 

Hồ sơ thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương bao gồm những gì?

ho-so-thong-bao-website-thuong-mai-dien-tu-voi-bo-cong-thuong

Các cá nhân, doanh nghiệp có thể tự tiến hành thông báo website với Bộ Công Thương, Zozo đã có bài viết hướng dẫn chi tiết, bạn có thể tham khảo  TẠI ĐÂY. 

Và để việc khai báo diễn ra được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận tiện nhất thì chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin, giấy tờ cần thiết rồi sau đó sẽ tiến hành thông báo. Và dưới đây là danh sách hồ sơ thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương

  1.  Tên thương nhân,tổ chức, cá nhân;
  2. Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
  3. Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
  4. Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
  5. Các thông tin liên hệ
  6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Giấy chứng nhận đầu tư | Giấy phép đầu tư
  7. Quyết định thành lập (đối với tổ chức) Quyết định thành lập doanh nghiệp (với Tổ chức)
  8. Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh cá thể (đối với cá nhân)…
  9. Và một số giấy tờ khác tùy theo ngành nghề dịch vụ của bạn (Ví dụ: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép phân phối thực phẩm chức năng, Giấy phép lữ hành...)

* Lưu ý: Tài liệu chỉ được gửi lên hệ thống khi dung lượng không vượt quá 02 Mb và tên tài liệu không có ký tự đặc biệt (ví dụ: *, #, v.v…). Đối với tài liệu ảnh, nên để định dạng .jpeg hoặc .gif. Tài liệu khi được tải lên thành công sẽ hiển thị trong danh sách như hình dưới đây. Quý vị nên download về để kiểm tra, đảm bảo tài liệu đã upload thành công

Ngoài ra, trước khi tiến hành khai báo, bạn cần đảm bảo rằng website cung cấp đủ thông tin bao gồm:  

  1. Chính sách bảo mật
  2. Chính sách thanh toán
  3. Chính sách vận chuyển (Chính sách hoàn hủy, đổi phòng)
  4. Điều khoản và điều kiện

Tạm kết: 

Việc thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng. Khi tuân thủ đúng quy trình, doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro pháp lý mà còn khẳng định sự chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường trực tuyến. Hãy đảm bảo rằng website của bạn được thông báo đúng và đủ với Bộ Công Thương để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, bền vững và phát triển mạnh mẽ hơn nhé! 

Và trong quá trình thực hiện khai báo, quý khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn về việc Website của mình có cần đăng ký thông báo với Bộ Công Thương hay không, hoặc hồ sơ chuẩn bị đã đầy đủ hay chưa... vui lòng liên hệ Zozo theo sdt hotline: 

  • Hà Nội: 0904.599.985 /TP.HCM: 090.488.60.94
  • Hoặc  điền form để lại thông tin tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn miễn phí cho bạn:

>> Tham khảo các bài viết cùng chủ đề được tìm đọc nhiều nhất: 

Giải đáp tất tần tật câu hỏi về thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương

Chi phí dịch vụ thông báo website với Bộ công thương mới nhất 2024

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn